Seo Onpage Là Gì? 20 Yếu Tố Seo Onpage Bạn Cần Biết

[ad_1]

Nếu bạn muốn vượt mặt đối thủ trong SEO, điều kiện cần là bạn phải giỏi Seo Onpage hoặc Seo Offpage. Hoặc điều kiện đủ là bạn giỏi cả 2 vấn đề trên.

Google cập nhật thuật toán thường tập trung vào Onpage trước, sau đó mới đến Offpage. Vậy Seo Onpage là gì? Và làm thế nào để tối ưu Onpage trên bài viết một cách hiệu quả?

Nếu bạn đã có kinh nghiệm thì câu hỏi này không phải là quá khó, còn nếu bạn là Newbie chưa có kịnh nghiệm về tối ưu vấn đề này thì bài viết này sẽ dành cho bạn.

Bắt đầu thôi nào, hãy cùng chúng tôi đi vào từng chi tiết của bài viết nhé, J)

1.Seo Onpage là gì?

Seo On page là hình thức tối ưu hóa nội dung ngay trên trang hoặc trên bài viết của bạn, sao cho phù hợp với người dùng cũng như cho công cụ tìm kiếm.

Các công việc Seo On page cần thiết đó là : Tối ưu tiêu đề, tối ưu Url, thẻ mô tả, tối ưu Internal Link

2.Tại sao Seo Onpage quan trọng?

Theo các bạn trong năm 2020 này, Onpage còn quan trong như trước không? Theo quan điểm của cá nhân chúng tôi là có, mục đích chính của vấn đề này đó chính là người dùng. Và Onpage chính là làm thỏa mãn người dùng lẫn công cụ tìm kiếm. Thế nên Onpage trong Seo luôn luôn quan trọng.

Nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần viết content hay là đủ để Google cho lên Top thì đó là một sai lầm. Bạn có biết rằng viết content trên Website thôi vẫn là chưa đủ, thay vào đó bạn phải biết tối ưu Onpage sao cho bài viết phải hay và đúng tâm lý người dùng thì bạn mới có cơ hội lên Top.

3. Seo On page là làm cái gì?

Đây mới là vấn đề mà chúng tôi muốn nói với các bạn, Seo trong Onpage bao gồm rất nhiều yếu tố. Có thể kể đến tối ưu về title, meta description, H1, H2, URL…Và nhiều hơn thế nữa.

3.1 Sử dụng từ khóa mục tiêu của bạn trong 100 từ đầu tiên

Tất cả bạn cần làm là sử dụng từ khóa chính của bạn trong 100-150 từ đầu tiên của bài viết của bạn. ( Thường bài viết chúng ta có đoạn Intro, 100-150 từ đầu tiên thường nằm trong đoạn Intro này )

Mục đích của việc làm này đó là giúp cho Google có thể hiểu được nội dung bài viết nhanh hơn, dễ dàng hơn.

Xem thêm:

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa từ A-Z trong năm 2020


tu khoa muc tieu trong 100 tu dau tientu khoa muc tieu trong 100 tu dau tien

3.2 Tối ưu Title

Tối ưu thẻ Title bao gồm:

Sử dụng thẻ H1 cho tiêu đề của bạn, khi bạn sử dụng thẻ H1 này, bạn đã làm cho Google hiểu được cấu trúc của bài viết đó là gì.

Thông thường những nền tảng WordPress đều sử dụng Title chính là thẻ H1. Tuy nhiên có một số trường hợp Website không sử dụng nền tảng WordPress, thay vào đó là tự code thủ công thì thẻ H1 này lại là  thẻ H2, H3…Thế nên bạn phải điều chỉnh lại.

Một số thủ thuật nhỏ giúp bạn tối ưu tiêu đề đó là:

Title chứa từ khóa cần Seo

Title không nên để từ khóa chính xác, thay vào đó bạn nên để rộng ra chút xíu. Ví dụ như: Thay vì để thiết kế web thì bạn nên để là “thiết kế web chuyên nghiệp”

Để từ khóa nằm ngay đầu tiên thẻ tiêu đề ( Thiết kế web chuyên nghiệp , giá rẻ )

toi uu h1toi uu h1

Xem thêm:

8 Cách Viết Tiêu Đề Khiến User Và Google Không Thể Cưỡng Lại

3.3 Thẻ tiêu đề H2

Thẻ H2 này chủ yếu là để những từ khóa liên quan đến từ khóa chính. Bạn không nên nhồi nhét từ khóa chính vào thẻ H2, vì H1 đã có rồi. Tuy nhiên một số trường hợp bất khả kháng vẫn có thể để từ khóa chính vào trong thẻ H2.

Thông thường trong Seo trong Onpage thì từ khóa thẻ H1,H2,H3 thường bị Google đánh là Spam nếu bạn quá lạm dụng nhồi nhét từ khóa, hoặc để quá dài.

toi uu h2toi uu h2

3.4. Sử dụng Plugin TOC

Đây là một Plugin nhằm căn chỉnh và sắp xếp các thẻ H lại với nhau, tạo nên một trật tự trong bài viết. Vừa tạo ra sự hiệu quả vừa tạo ra tính thẩm mỹ cho bài viết của bạn.

Để tôi lấy ví dụ cho bạn dễ hiểu nhé, bạn là người hay đọc sách, khi bạn mua quyển sách dày đến 500 trang. Lúc này bạn không thể xem hết 500 trang này được, do đó bạn sẽ xem mục lục trước khi xem phải không?

Sau khi xem mục lục, bạn sẻ biết được mình sẻ đọc phần nào trước đúng không?

TOC cũng như thế, nó giúp bài viết của bạn như quyển sách online vậy, xem được trước mục lục thì bạn biết được mục nào hay thì đọc, mục nào dở thì bỏ qua….

Xem thêm:

Cách cài đặt Plugin TOC để tạo mục lục tự động

toctoc

3.5 Số Lượng chữ

Nếu nói về số lượng chữ trong bài viết, chúng tôi nghĩ nó càng nhiều càng tốt. Đặc biệt với các bài viết về tin tức, cần phải đến 2000 – 3000.

Mục đích của viết nhiều chữ để làm gì? Nó giúp thâu tóm nhiều từ khóa liên quan hơn. Thỏa mãn tính người dùng hơn, người đọc sẻ ở lại lâu hơn trên trang…và rất nhiều công dụng khác

Tuy nhiên có những trang về dịch vụ chẳng hạn, viết nhiều nội dung sẻ không hiệu quả cho lắm ( chúng tôi gặp một vài trường hợp rồi ). Tuy nhiên bạn vẫn có thể viết tầm 500 – 700 từ để mô tả về sản phẩm chẳng hạn.

so luong chu nhieuso luong chu nhieu

3.6 In đậm từ khóa trong bài viết

In đậm từ khóa trong bài viết giúp Google hiểu được là bạn đang cố gắng SEO từ khóa nào đó.

Ví dụ: Bạn đang cố gắng SEO từ khóa “thiết kế web” thì bạn cũng nên bôi đậm từ khóa này để Google hiểu được rằng bạn đang cố Seo cho từ khóa này. ( Tuy nhiên cần ưu tiên tính tự nhiên nhé, không nên nhồi quá nhiều từ khóa cần Seo vào trong 1 bài viết. Google sẻ phạt bạn đấy )

tu khoa in dam trong bai viettu khoa in dam trong bai viet

3.7 Sử dụng liên kết bên ngoài ( Outbound Link)

Trong bài viết có sử dụng liên kết bên ngoài ( Outbound Link) đến các trang có liên quan với lĩnh vực của bạn, điều đó sẻ giúp Google đánh giá bạn cao hơn. ( Tuy nhiên cá nhân tôi thì thường để Link out là link Nofollow). Làm như vậy có mục đích là Giúp Google hiểu được sự liên quan của bài viết chúng ta với link trỏ ra ngoài, đồng thời không mất sức mạnh khi triển khai backlink về bài viết đó.

su dung lien ket ngoai

su dung lien ket ngoai

3.8 Tối ưu URL của bạn

Cấu trúc URL là điều quan trọng nhất trong tất cả những yếu tố Onpage khác. Khi bạn tối ưu URL tốt, Google sẻ hiểu được bài viết bạn đang nói gì. Cơ chế hoạt động của Google đó là dựa vào URL.

                             Xem thêm: URL Thân Thiện Là Gì? Chúng Có Tác Động Như Thế Nào Đến Seo

Một số kinh nghiệm khi tối ưu URL đó là:

Url ngắn và chứa từ khóa cần Seo

Không nên để URL dài loằng ngoằng được, ngoài mất đi tính thẩm mỹ thì Google cũng không hiểu được bài viết bạn đang nói cái gì đâu.

Không nên để tiêu đề làm URL nhé.

toi uu urltoi uu url

3.9 Tối ưu thẻ mô tả

Có thể Google không hiểu được thẻ mô tả của bạn, nhưng nó lại giúp cho từ khóa bạn dễ lên Top hơn. Bởi vì trong thẻ mô tảm tiêu đề, và key word có chứa từ khóa cần Seo, thì cơ hội bạn dễ lên top cao hơn.

Tuy nhiên thẻ mô tả bạn cần viết tự nhiên, không nên nhồi nhét từ khóa một cách vô nghĩa, thay vào đó hãy để nhiều từ khóa liên quan vào. Điều đó giúp cho người dùng khi đọc thẻ mô tả có thể hiểu được ý nghĩa của bài viết.

Xem thêm:

Meta Description Là Gì? 10 Mẹo Giúp Bạn Tối Ưu Meta Description

toi uu the mo tatoi uu the mo ta

3.10 Thẻ tiêu đề chứa những con số, hoặc từ ngữ giúp Click vào

Nếu bạn muốn tối ưu Onpage tốt thì không nên bỏ qua vấn đề này. Nếu như trên thanh công cụ tìm kiếm, đa số những tiêu đề chỉ mang tính chất chung chung, thì tỷ lệ Click vào rất thấp, còn nếu bạn thêm vào những con số…thì tiêu đề sẻ dễ dàng kích thích hơn. Vì người dùng thịch sự cụ thể đó.

Xem thêm:

8 Cách viết tiêu đề, khiến người dùng và Google không thể cưỡng lại

cach viet tieu de haycach viet tieu de hay

3.11 Nội dung bài viết phải chuyên sâu, và giúp ích cho người đọc

Một nội dung độc đáo, có giá trị lúc nào cũng được Google đánh giá cao hơn cả.

Tuy nhiên, bạn phải viết đúng từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm, còn nếu bạn viết nội dung mà không có từ khóa nào đang tìm kiếm, thfi bài viết đó không viết cho ai cả. Người đọc không tìm đến từ khóa đó, thì bài viết đó hầu như không có ý nghĩa Seo.

Để các bạn dễ hiểu, tôi lấy ví dụ như thế này nhé:

Bài viết mà tôi đang viết là nói về khái niệm “Seo Onpage và Cách thức tối ưu Onpage”. Do đó tôi phải thống kê ra được khái niệm Onpage và cả Cách thức tối ưu, chứ tôi không thể nói về vấn đề Offpage được.

Bởi vì như thế chính tôi đã lừa người dùng và cả Google, như thế bài viết tôi hoàn toàn vô nghĩa.

3.12 Tối ưu trên điện thoại di động

80 – 85% người dùng đều sử dụng di động khi truy cập vào Website. Điều này chắc ai cũng rõ, thế nên bạn nên tận dụng đều này để giúp người dùng trải nghiệm tốt hơn.

Tối ưu trên điện thoại di động sẻ làm những gì?

Tối ưu tốc độ bài viết

Chữ viết không được quá gần nhau, gây phản cảm cho người đọc

Chọn Font chữ phải đơn giản, không nên chọn kiểu chữ “THƯ PHÁP” khi soạn thảo bài viết……..

Xem thêm: 15 Tips tối ưu Website WordPress

3.12 Luôn luôn có đoạn intro ngay đầu bài viết

Điều này chúng ta thường ở các bài viết dạng tin tức, nhưng các trang thương mại điện tử thì ít thấy.

Tùy vào mục đích của mỗi trang mà chúng ta sử dụng, nếu là trang tin tức thì nên tiến hành làm đoạn intro này, bởi vì khi truy caaph bằng điện thoại, đoạn intro này không xuất hiện, thay vào đó chỉ là hình ảnh đại diện thì nhìn không tốt tí nào.

doan intro dau bai viet

doan intro dau bai viet

 

3.13 Tối ưu Readability trong bài viết

Vấn đề này thường bị bỏ qua, Trong Yoast Seo hoặc Rank Math Seo thường thống kê cho bạn các tiêu chí này để thỏa mãn tối ưu Readability trong bài viết. Nếu những ai không sử dụng 2 Plugin này thì rất khó để tối ưu nhé.

Trích dẫn bài viết https://gtvseo.com/seo-onpage , chúng tôi thấy đoạn này khá hay nên xin phép trích dẫn ở đây.

Nếu tối ưu Readability tốt, thì nó sẻ giúp:

Bounce Rate (tỉ lệ thoát)

Dwell on time (thời gian đọc bài viết)

Conversion rate (tỉ lệ chuyển đổi)

Feature Snippets. Vâng! Một trong những yếu tố quan trọng nhất và ít người biết đó là khi bạn tối ưu Readability đúng cách, bạn đã tăng cơ hội của mình lên vị trí top 0 (đoạn trích nổi bật) hơn rất rất rất nhiều.

Tối ưu ReadabilityTối ưu Readability

3.14 Cài đặt tính năng Social Share

Đây là tính năng mà Google khuyến khích, bởi lẽ khi bạn xuất bản một bài viết bạn nên chia sẻ bài viết này để giúp người dùng nhanh chóng tiếp cận bài viết hơn.

Từ đó tỷ lệ tương tác bài viết cũng nhanh, khi đó cơ hội lên top bài viết đó cũng cao hơn.

Xem thêm

Top 11 Plugin Social Share WordPress Tốt Nhất Năm 2020

plugin social share

plugin social share

toi uu social sharetoi uu social share

3.15 Tối ưu liên kết nội bộ

Như đã nói bài trước, khi bạn tối ưu liên kết nội bộ tốt, bạn sẽ tận dụng được nguồn sức mạnh lớn lao từ backlink. Ngược lại bạn điều hướng không tốt, thì sức mạnh backlink sẻ “đổ sông đổ bể”.

Ngoài ra khi bạn sửu dụng liên kết nội bộ, bạn nên đặt link vào những trang có UR cao, hoặc những trang có nhiều backlink…Vì ở đó bạn có thể tận dựng được nhiều sức mạnh nhất.

3.16 Thêm nhiều từ khóa LSI vào trong bài viết

Thêm nhiều từ khóa liên quan sẻ giúp Google ranking bạn nhiều từ khóa hơn. Đồng thời giúp Google cũng hiểu nhanh hơn bài viết mà bạn muốn lập chỉ mục.

Thông thường người ta sử dụng LSIGRAPH để tìm các từ khóa liên quan, nhưng bạn không tìm được thì có thể tìm dưỡi cùng của trang 1. Tất cả những từ khóa liên quan đều được Google đề xuất ở đó.

key LSI key LSI

3.17 Tối ưu hóa hình ảnh

Điều này giúp cho Google thu thập hình ảnh nhanh hơn, thường bạn sẻ thấy nhiều người vào Google để tìm ảnh. Nếu bạn tối ưu tốt, hình ảnh bạn sẻ hiển thị đầu tiên, khi đó người dùng sẻ click vào website của bạn để xem.

Google sẻ hiểu được hình ảnh của bạn thông qua thẻ ALT, chính vì thế bạn nên đưa từu khóa của mình vào trong thẻ này. Vì Google không hiểu hình ảnh của bạn, mà chỉ hiểu được thuộc tính thẻ ALT này thôi….

Xem thêm:

11 Cách Seo Hình Ảnh Lên Google Mới Nhất

3.18 Khắc phục lỗi 404

Thường những bạn chưa có kinh nghiệm, hay xóa link để viết lại bài mới. Điều này là cấm kỵ trong Seo. Bởi vì bạn không nên xóa Url đó, mã hãy nâng cấp bài viết đó lên. Nếu như bạn đã lỡ tay xóa rồi thì nên 301 link cũ bị mất về bài viết mới. Vì quá nhiều lỗi 404 trong website thì Google không thích tí nào cả.

Xem thêm:

Lỗi 404 Là Gì? Phát Hiện Và Khắc Phục 404 Như Thế Nào?

3.19 Thêm Schema vào bài viết

Thêm Schema vào bài viết giúp bạn định hình được cấu trúc của bài viết đó. Nó giống như bộ sườn để tạo nên những bức tường vậy, khi bạn tạo Schema tốt thì bài viết của bạn sẻ được Google hiểu nhanh hơn. Bởi vì Google sẻ không hiểu nội dung của bạn, thay vào đó là nó chỉ hiểu được những thẻ html của Schema thôi, nên bạn cần thêm vào nhé.

Tham khảo cách thêm Schema ở đây nhé: 

5 Phút Thêm Schema Markup vào WordPress và WooCommerce

seo onpageseo onpage

3.20 Tạo tính năng bình luận trên bài viết

Thật là đáng tự hào khi có nhiều người bình luận bài viết của bạn ngay trên website. Bởi lẻ chỉ có những website lớn và lượng truy cập đủ lớn mới làm được điều này.

Tuy nhiên, khi bạn xuất bản bài viết xong, bạn chỉ cần share trên mạng xã hội và trong website bạn để tính năng bình luận. Lúc này người dùng sẻ ở lại bài viết của bạn và để bình luận bên dưới.

Google rất thích điều này, bạn nên tận dụng nhé.

tinh nang binh luantinh nang binh luan

Và còn rất nhiều yếu tố khác chúng tôi sẻ đề cập trong thời gian tiếp theo. 

II. Tạm Kết

Trên đây là bài viết mà chúng tôi đã đề cập đến khái niệm Seo Onpage là gì, cũng như làm thế nào để tối ưu được Onpage trong Seo. Nếu bạn đọc qua cảm thấy chưa hiểu được phần nào thì có thế đặt bình luận phía dưới bài viết nhé. Để chúng tôi có thể bổ sung kịp thời nhé. 

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này nhé, xin cảm ơn và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo nhé.

[ad_2]
Theo: Hocmarketing

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo