Review sách Dốc Hết Trái Tim – Cách Starbucks Xây Dựng Công Ty Bằng Từng Tách Cà Phê

[ad_1]

Dốc Hết Trái Tim – Cách Starbucks Xây Dựng Công Ty Bằng Từng Tách Cà Phê
Tác giả: Howard Schultz, Dori Jones Yang

Review sách:
Dốc hết trái tim là hồi ký của CEO Howard Schultz về hành trình đưa Starbucks trở thành một gã khổng lồ, một thương hiệu toàn cầu tiếng tăm mà không ai không biết.

Tựa sách nghe hơi sến tí đối với một quyển sách kinh doanh. Tuy nhiên sau khi đọc xong thì mình thấy cái tên đó là phù hợp nhất với nội dung quyển sách. Mình thích phong cách viết văn của quyển sách này. Rất chi tiết và chân tình qua những chia sẻ về những giây phút thăng trầm của Starbucks.

Một số điểm chính mà mình thích ở cuốn sách: Triết lí, văn hoá kinh doanh lớn nhất giống nhau giữa Starbuck và Virgin: Đầu tư vào nhân viên --> khách hàng --> cổ đông. Starbucks có một chính sách y tế tốn kém và phúc lợi thưởng cổ phiếu qua chính sách Cổ Phiếu Hạt Đậu. Chính những chính sách này đã khiến nhân viên gắn bó với công ty và góp phần thúc đẩy các ý tượng sáng tạo.

Howard không phải là người sáng lập đầu tiên của Starbucks mà là người đưa Starbucks đi lên từ một cửa hàng bán lẻ ở Seatle trở thành một thương hiệu trên toàn thế giới. --> có thể không cần phải sáng tạo ra một cái gì đó, bạn vẫn có thể là một phần của công ty mình yêu thích bằng cách đề nghị được cộng tác cùng thương hiệu đó. Howard phải mất 1 năm để thuyết phục Starbucks thuê anh và khi đến bước cuối, dù bị từ chối nhưng anh đã cố gắng thuyết phục lần chót và sự quyết tâm của anh đã làm xiêu lòng ban lãnh đạo Starbucks.

Một trong những thành công của Starbucks là cam kết về chất lượng. Không bao giờ nhượng bộ và cung cấp một sản phẩm kém chất lượng. Howard không chấp nhận phương thức nhượng quyền kinh doanh. Anh muốn bảo đảm chính mình có thể kiểm soát chất lượng hạt cà phê khi nó đến tay khách hàng chứ không phải qua một khâu trung gian nào. Việc này là rất khó khăn khi mà có những vụ làm ăn có thể mang đến hàng triệu đô la. Rồi khi cuộc khủng hoảng trong giá cà phê diễn ra, Starbucks thực ra đã có thể mua loại cà phê giá rẻ hơn một tí mà 90% khách hàng không nhận thấy để khắc phục khủng hoảng. Tuy nhiên Starbucks không làm như vậy mà nỗ lực vật lộn cắt giảm chi phí, thay đổi để làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, Starbucks luôn rất cẩn trọng trong việc chọn đối tác để hợp tác mở rộng thị trường. Công ty luôn tìm kiếm những đối tác hiểu được giá trị cà phê và hữa bảo vệ thương hiệu và chất lượng cà phê.

Mộ bài học thành công trong việc đầu tư đón đầu tăng trưởng. Trong 3 năm đầu tiên, công ty liên tiếp thua lỗ. Năm sau lỗ gấp đôi năm trước. Lí do là Howard đã phải đầu tư đê đặt nền tảng vững chắc cho Starbucks mở rộng trên toàn nước Mỹ trong khi Stabucks lúc đó chỉ có khoảng 20 cửa hàng. Thuê các nhà quản lí kinh nghiệm, đầu tư vào cơ sở vật chất vượt xa nhu cầu hiện tại… --> Rất nhiều doanh ngiệp thất bại là do họ không đầu tư nhân lực cũng như các hệ thống quy trình cần thiết. Họ không đánh giá đúng cảm giác khi phải báo cáo các khoản thua lỗ lớn.

Cần tìm đến các nhà cố vấn. Hãy băng rừng lội suối cho đến chừng nào tìm được một người đón nhận bạn. Và nếu gặp đúng người cố vấn giỏi, đừng e ngại cho họ thấy các điểm yếu của bạn.

Một câu nói tuy nó không được viết bởi tác giả mà được trích dẫn trong cuốn sách nhưng mình rất thích: “Sự khác biệt giữa vĩ đại và tầm thường trong bất cứ công việc gì hầu hết đều nằm ở trí tưởng tượng và khát vọng đổi mới bản thân hàng ngày”. Starbucks đã liên tục thay đổi và phát triển mình. Từ việc là một của hàng bán lẻ cà phê rang xay chất lượng cao, Howard phát triển quầy phục vụ thức uống espresso mang phong cách Ý, rồi Starbucks tập trung phát triển của hàng cà phê với thiết kế tinh tế, ấm áp như một “chốn thư ba”, nơi khách hàng có thể nghỉ ngơi sau những căng thẳng của cuộc sống.

Sau khi trở thành công ty đại chúng năm 1992, song song với việc mở rộng quy mô cửa hàng ra khắp nước Mỹ, Starbuck liên tục tái phát minh sản phẩm cà phê, sử dụng chiết xuất cà phê và cho ra các sản phẩm mới như frapuchino, kem cà phê, bia cà phê, đưa sản phẩm frapuchino vào bình đóng chai. Tất cả những sản phẩm này đều được sự đón nhận nhiệt tình từ thị trường. Và bây giờ Starbucks thậm chí còn xây dựng một phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu các sản phẩm mới. Sáng tạo đổi mới là chìa khoá để Starbucks có thể tiếp tục dẫn đầu.

Cách xây dựng thương hiệu của Starbucks: không đi theo mô hình truyền thống (P&G: phân phối đại chúng + quảng cáo đại chúng --> cướp thị phần từ tay đối thủ cạnh tranh). Starbucks đặt mục tiêu định hình thị trường, giáo dục khách hàng về sự lãng mạn của cà phê, thông qua nhân viên và các cửa hàng bán lẻ của công ty để xây dựng lòng trung thành của TỪNG khách hàng.

Starbucks tập trung vào sản phẩm, con người, tạo sự khác biệt với các cửa hàng khác. --> Mô hình này những tưởng chỉ phù hợp với những cửa hàng địa phương vì cần rất nhiều thời gian để xây dựng mối liên kết giữa khách hàng và công ty. Ngoài ra, ở Starbucks có một thứ bản sắc độc đáo. Chính bản sắc của một công ty sẽ giúp nó trường tồn. Ở Starbucks có 3 thứ khiến khách hàng luôn tìm đến: cà phê, nhân viên, và trải nghiệm có được ở cửa hàng.

Một trong những trăn trở lớn của Howard là làm thế nào để Starbucks lớn mạnh mà vẫn duy trì được sự thân thiết với nhân viên và khách hàng. Howard không cho phép Starbucks trở thành một chuỗi kinh doanh khổng lồ không có tâm hồn. Starbucks đầu tư vào bộ phận nhân sự, đặt mục tiêu phải xây dựng một không khí tràn ngập sự quan tâm ở công ty vốn chỉ có ở các doanh nghiệp nhỏ. Công ty tập trung xây dựng mộ văn hoá doanh nghiệp dựa trên sự thẳng thắn, quan tâm và giúp các nhân viên cùng nhau phát triển.

Như tựa đề của quyển sách, xuyên suốt câu chuyện thành công của Starbucks là niềm đam mê của Howard với cà phê và khát vọng mang trải nghiệm cà phê chất lượng cao đến với tất cả mọi người. --> một công ty khó có thể phát triển lớn mạnh nếu không có sự đam mê và cái tâm từ nhà lãnh đạo. Nó là kim chỉ nan dẫn lối mọi quyết định lớn nhỏ.

Sự đam mê đã khiến Howard mua lại Starbucks bằng mọi giá. Cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư tin tưởng vào thành công của Starbucks. Quyết tâm xây dựng công ty toàn cầu với chất lượng tuyệt hảo và phong cách tinh tế, một cá tính táo bạo bất chấp tri thức truyền thống, mộ môi trường làm việc mang tính đầy đam mê với mối liên kết mang tính cá nhân cao giữa công ty, nhân viên và khách hàng.

Howard không bao giờ chấp nhận đánh đổi lợi nhuận lấy cái bản sắc, giá trị và mục tiêu cốt lõi của công ty. Tất cả những điều đó chỉ những người có niềm đam mê với cái tâm chân chính mới làm được. Trên đường đưa công ty phát triển, Howard đã rất nhiều lần phải đắn đo, cân nhắc giữa một bên là lợi nhuận vừ một bên là những giá trị cốt lõi của Starbucks. Làm sao để giữ được những giá trị đó mà công ty vẫn làm ăn có lãi? Có thể có được cả hai mà không cần phải đánh đổi? Starbucks là mô hình hiếm thấy có thể đạt được một thành công bền vững như vậy.

Xem thêm:
Tóm tắt sách 7 Thói Quen Của Bạn Trẻ Thành Đạt
Tóm tắt sách Người Giàu Có Nhất Thành Babylon

The post Review sách Dốc Hết Trái Tim – Cách Starbucks Xây Dựng Công Ty Bằng Từng Tách Cà Phê appeared first on Chia sẻ tài liệu học tập miễn phí.

[ad_2]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo