HỎI ĐÁP LỊCH SỬ 12 THEO TỪ KHÓA 164 CÂU (THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM)

[ad_1]

HỎI ĐÁP LỊCH SỬ 12 THEO TỪ KHÓA 164 CÂU (THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM)

LỊCH SỬ THẾ GIỚI:
1. “Người khổng lồ về kinh tế, chú lùn về chính trị”:
Nhật Bản

2. Học thuyết Fukuda năm 1977:
Đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản

3. Đường lối đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản:
Liên minh chặt chẽ với Mĩ

4. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến “Sự phát triển thần kỳ” của Nhật Bản:
Con người

5. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản:
Khai thác hiệu quả nguồn lục bên ngoài (trợ giúp của Mĩ & ngọn gió thần thổi vào kinh tế Nhật Bản)

6. Từ những năm 70 trở đi, cuộc cách mạng KH – KT được gọi:
Khoa học công nghệ

7. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng KT – KT sau Thế chiến 2:
Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

8. Sự phát triển của cuộc cách mạng KH – KT tiếp tục:
Tạo ra những bước đột phá & chuyển biến trong cục diện thế giới sau Chiến tranh lạnh

9. Hai ngọn gió thần thổi vào nền kinh tế Nhật:
Chiến tranh Triều Tiên (50 – 53) & chiến tranh Việt Nam (54 – 75)

10. “Lục địa bùng cháy”:
Mỹ Latin

11. Lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc Mỹ Latin:
Cuba

12. “Lục địa mới trỗi dậy”:
Châu Phi

13. “Năm châu Phi”:
17 quốc gia giành độc lập năm 1960

14. Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi sau Thế chiến 2:
Đấu tranh chính trị & thương lượng

15. Sự khác nhau của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latin với phong trào giải phóng dân tộc ở Á & Phi:
Mỹ Latin giành được độc lập từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 nhưng sau đó bị biến thành sân sau của Mỹ

16. Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa:
Tạo ra biến chuyển mới của khu vực

17. Bốn con rồng châu Á:
Hàn, Hồng, Đài, Sing

18. Ba khúc dạo đầu trong chiến tranh lạnh:
Sự kiện ngày 12/3/1947, thành lập NATO, kế hoạch Marshall

19. Sự đối lập giữa Mĩ & Liên Xô trên mặt trận kinh tế:
SEV & Marshall

20. Sự đối lập giữa Mĩ & Liên Xô trên mặt trận quân sự:
Sự ra đời của NATO & Warszawa

21. Sự kiện đánh dấu sự khởi sắc của khối ASEAN:
Hội nghị Bali (2/1976)

22. Tổ chức liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất hành tinh:
Liên Minh châu Âu EU

23. Nội dung (quyết định) quan trọng & gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Yalta:
Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu & châu Á

24. Nguyên tắc quan trọng nhất, chỉ đạo hoạt động của Liên Hợp Quốc:
Chung sống hòa bình & sự nhất trí giữa 5 cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháo, Trung Quốc)

25. Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau Thế chiến 2:
Các nước giành được độc lập

26. Đặc trưng cơ bản của thế giới & cũng là nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế & nền chính trị thế giới sau Thế chiến 2:
Chia thành hai phe XHCN & TBCN do hai siêu cường Liên Xô & Mĩ đứng đầu mỗi phe

27. Nét nổi bật của quan hệ quốc tế sau Thế chiến 2:
Tình trạng đối đầu căng thẳng hai phe, hai cực mà đỉnh cao là chiến tranh lạnh

28. Thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu:
Đánh dấu CNXH đã vượt qua phạm vi một nước, trở thành hệ thống trên thế giới

29. Thắng lợi của Cách mạng Việt Nam (1945); Cuba (1959):
Mở rộng không gian địa lý của CNXH

30. Nguyên nhân làm cho bản đồ chính trị thế giới có những biến đổi to lớn & sâu sắc:
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc với sự ra đời của hơn 100 nước độc lập

31. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949:
Làm cho hệ thống XHCN được mở rộng, nối liền từ Âu sang Á

32. Brexit:
Là biểu hiện của sự chống lại xu hướng toàn cầu hóa

33. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên, sự ra đời của CHLB Đức & CHDC Đức:
Dưới tác động của Chiến tranh lạnh

34. Ba quốc gia Đông Nam Á giành độc lập sớm nhất:
Việt Nam, Lào, Inddonessia

35. Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi:
Nelson Mandela làm Tổng thống (4/1994)

36. Sự kiện tạo ra sự phân chia đối lập về kinh tế – chính trị giữa Đông Âu vs Tây Âu:
Mĩ thực hiện kế hoạc Marshall (6/1947)

37. Sự kiện mở đầu cho Chiến tranh lạnh:
Thông điệp của Tổng thống Truman đọc trước Quốc hội Mĩ (12/3/1947) đánh dấu sự ra đời của chiến lược toàn cầu ngăn chặn

38. Sự kiện đánh dấu sự xác lập của cục diện hai phe, hai cực & Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới:
Sự ra đời của NATO & liên minh Warszawa

39. Bước đột phá đầu tiên làm xói mòn trật tự hai cực Yalta:
Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949

40. Các nhân tố chính hình thành trật tự thế giới sau Yalta:
-Sự phát triển thực lực kinh tế, chính trị, quân sự (Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp) trong cuộc chạy đua sức mạnh quốc gia tổng hợp (Kinh tế làm trụ cột)
-Sự lớn mạnh các lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại các cuộc cải cách, đổi mới ở các nước XHCN, vươn lên của các nước sau khi giành độc lập, phát triển của phong trào vì hòa bình tiến bộ thế giới)
-Sự phát triển của cuộc cách mạng KH – KT

41. Chiến tranh lạnh kết thúc hoàn toàn:
Liên Xô sụp đổ, trật tử hai cực Yalta bị tan rã

42. Hậu quả nặng nề nhất của Chiến tranh lạnh:
Làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu căng thẳng, nguy cơ bùng nổ Thế chiến 3

43. Hội nghị Potsdam:
Chia nước Đức thành 4 vùng chiếm đóng

44. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết:
Tồn tại từ năm 1922 – 1991

45. Chế độ xã hội chủ nghĩa tồn tại:
Ở Liên Xô từ năm 1917 – 1991

46. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho Liên Xô tan rã:
Do đường lối chủ quan duy ý chí

47. Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế sau Thế chiến 2:
Hoàn thành kế hoạch 5 năm (46 – 50) trước thời hạn 9 tháng

48. Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh:
Nửa đầu những năm 70 trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ)

49. Cuộc cách mạng xanh:
Bắt nguồn từ Mehico

50. Tên các chiến lược toàn cầu của các Tổng thống Mĩ thực hiện từ năm 1947 đến nay:
-Truman – ngăn chặn
-Eisenhower – trả đũa ồ ạt (lấp chỗ)
-Kennedy – phản ứng linh hoạt
-Nixon – ngăn đe thực tế
-Bush (cha) – vượt lên ngăn chặn
-Bill Clinton – cam kết mở rộng
-Bush (con) – đánh đòn phủ đầu
-Obama – xoay trục về châu Á

51. Các chiến lược chiến tranh thực dân mới ứng với các đời tổng thống Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam
-Chiến tranh đơn phương (1954 – 1960): Eisenhower
-Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965): Kennedy & Johnson
-Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968): Nixon
-Việt Nam hóa chiến tranh (1969 – 1975): Nixon, Ford

52. Di chứng của Chiến tranh lạnh:
Nguy cơ bùng nổ cuộc xung đôt do mâu thuẫn sắc tộc; tôn giáo; tranh chấp lãnh thổ

53. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, nguyên tắc có ý nghĩa thực tế nhất:
Chung sống hòa bình & nhất trí của 5 nước

54. Nguyên nhân chủ yếu giúp Mỹ đạt được thành tựu rực rỡ về KH – KT:
Nhiều nhà khoa học sang Mĩ, nhiều phát minh khoa học được nghiên cứu và áp dụng thành công tại Mĩ

55. Mĩ trở thành trung tâm kinh tê – tài chính duy nhất của thế giới:
Vào khoảng hai thập niên đầu sau Thế chiến 2 (những năm 50 => những năm 60 thế kỷ 20)

56. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ & Tây Âu:
Áp dụng cách mạng KH – KT

57. Sự kiện 11/9/2001 (đặt nhân loại trước nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố) cho thấy:
Nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương đồng thời buộc Mĩ phải có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối nội – đối ngoại khi bước vào thế kỷ 20

58. Sự kiện mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người:
Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ đưa Gagarin bay vòng quanh trái đất năm 1961

59. Sự kiện mở ra kỷ nguyên chinh phục không gian của loài người:
Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên năm 1957

60. Nhân tố chủ yếu tác động, chi phối các quan hệ quốc tế trong 4 thập kỷ nửa sau thế kỷ 20:
Cục diện Chiến tranh lạnh

LỊCH SỬ VIỆT NAM:
1. Đại hội “Đổi mới”:
Đại hội 6 tháng 12/1986

2. “Tiếng sét” trên bàn hội nghị; “Hồi chuông” cảnh tỉnh tinh thần yêu nước; “Quả bom nổ chậm” làm kẻ thù khiếp sợ:
Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến hội nghị Versailles (18/6/1919)

3. Đặc trung cơ bản nhất (quan trọng nhất) của giai cấp công nhân Việt Nam:
Vừa ra đời đã chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới, đặc biệt là cách mạng tháng 10 Nga

4. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời; giai cấp địa chủ phong kiến & nông dân (cũ) có từ trước:
Cuộc khai thác thuộc địa lần 1 (trước Thế chiến I)

5. Giai cấp tư, tiểu tư ra đời; giai cấp địa chủ phong kiến & công nông (cũ); thực dân Pháp bỏ vốn đầu tư nhiều vào nông nghiệp:
Cuộc khai thác thuộc địa 2 (sau Thế chiến II)

6. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, giai cấp địa chủ / tư sản phân hóa thành:
Đại – Trung – Tiểu địa chủ / Dân tộc – Mại bản

7. Sự ra đời của những giai cấp mới dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 2 & điều kiện chính trị (phong trào yêu nước)
Cơ sở xã hội & điều kiện chính trị để tiếp thu luồng tư tưởng mới vào Việt Nam (kể cả tư sản & vô sản)

8. Lực lượng đông đảo nhất cho cách mạng Việt Nam sau Thế chiến 1:
Nông dân

9. Sự ra đời của tổ chức cộng sản năm 1929 :
Phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc

10. Sự kiện mở ra thời đại mới; đánh dấu bước ngoặt quan trọng (vĩ đại của cách mạng Việt Nam) của phong trào công nhân; chấm dứt khủng hoảng về đường lối & giai cấp lãnh đạo; có tính quyết định để chuẩn bị bước phát triển nhảy vọt tiếp theo trong lịch sử; công nhân chuyển hoàn toàn sang tự giác; sự chuẩn bị đầu tiên cho CMT8:
Đảng Cộng sản ra đời năm 1930

11. Hội nghị thành lập Đảng thông qua:
Bốn văn kiện bao gồm: Chánh cương; Sách lược; điều lệ vắn tắt & chương trình tóm tắt

12. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc:
Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản & tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trờ thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên

13. Nhân tố quyết định giúp Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng vô sản:
Nhãn quan chính trị nhạy bén

14. Tiền thân Đảng Cộng sản VN:
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925)

15. Tiền thân của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:
Tâm tâm xã

16. Nòng cốt lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:
Cộng sản đoàn

17. Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên dẫn đến:
Sự ra đời của tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng & An Nam Cộng sản đảng

18. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên & Tân Việt Cách mạng Đảng:
Đều thực hiện chủ trương vô sản hóa

19. Người Cộng sản đầu tiên:
Nguyễn Ái Quốc

20. Công lao lớn nhất & đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc; mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước dầu thế kỷ 20:
Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

21. Mốc kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc:
Đọc Sơ thảo Luận cương của Marx Lenin về vấn đề dân tộc & thuộc địa (7/1920) => khẳng định cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

22. Sự kiện đánh giá như “Chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”:
Phạm Hồng Thái mưu sát Toàn quyền Đông Dương Merlin ở Sa Diện năm 1924

23. Nguyên nhân chung dẫn đến sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, sự chuyển hóa của Tân Việt Cách mạng Đảng:
Sự thâm nhập & truyền bá rộng rãi của chủ nghĩa Marx – Lenin

24. Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân từ tự phát => tự giác; bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam
Phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925)

25. Sự ra đời của 3 tổ chứ cộng sản (1929) phản ánh:
Xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản

26. Sự kiện khép lại thời kỳ đấu tranh của nhân dân theo khuynh hướng cũ:
Thất bại của khởi nghĩa Yên Bái năm 1930

27. Đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước Việt Nam thời gian (19 – 30)
Đấu tranh giành chính quyền lãnh đạo đối với cách mạng nước ta, hai khuynh hướng này đều cố gắng vươn lên giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra

28. Nguyên nhân quyết định nhất làm bùng nổ phong trào cách mạng 30 – 31:
Sự ra đời & lãnh đạo của Đảng

29. Đỉnh cao của phong trào 30 – 31:
Sự ra đời của Xô Viết Nghệ Tĩnh

30. Phong trào dân chủ 36 – 39 kết thúc:
Khi Thế chiến 2 bùng nổ

31. Cuộc diễn tập lần 1 chuẩn bị cho CMT8:
Phong trào cách mạng 30 – 31

32. Cuộc diễn tập lần 2 chuẩn bị cho CMT8:
Phong trào dân chủ 36 – 39

33. Cuộc diễn tập lần 3 chuẩn bị cho CMT8:
Cao trào kháng Nhật cứu nước

34. Cao trào kháng Nhật cứu nước & phong trào Đồng khởi:
Là cuộc khởi nghĩa từng phần

35. Hình thái của CMT8:
Đi từ khởi nghĩa từng phần => tổng khởi nghĩa

36. Lực lượng đóng vai trò nòng cốt chủ yếu nhất quyết định thắng lợi trong tổng khởi nghĩa tháng 8:
Chính trị

37. Lực lượng đóng vai trò xung kích hỗ trợ lực lượng chính trị trong tổng khởi nghĩa tháng 8:
Vũ trang

38. Hình thức giành chính quyền trong CMT8:
Chính trị kết hợp vũ trang

39. Hạn chế trong Luận cương của Trần Phú được khác phục:
Hội nghị lần 2 BCHTW (7/1936)

40. Hội nghị đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam (39 – 45):
Hội nghị lần 6 BCHTW (11/1939)

41. Hội nghị hoàn chỉnh chủ trương cuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam (39 – 45):
Hội nghị lần 8 BCHTW (5/1941)

42. Lần đầu đảng ta chủ trương thành lập “Chính phủ dân chủ cộng hòa”:
Hội nghị BCHTW Đảng (11/1939)

43. Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939) – (5/1941)
Đều là hội nghị chuyển hướng chỉ đạo so với hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936)

44. Đảng đưa ra chủ trương thành lập “Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”
Hội nghị TW Đảng (5/1941)

45. Thành quả lớn nhất; thành công lớn nhất; kết quả to lớn nhất trong phong trào dân chủ 36 – 39
Tập hợp quần chúng được giác ngộ trở thành lực lương chính trị hùng hậu cho cách mạng

46. Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 36 – 39:
Mang tính quần chúng, quy mô lớn, hình thức phong phú

47. Nguyên nhân quyết đinh làm kết thúc phong trào dân chủ 36 – 39:
Chính phủ phái hữu lên cầm quyền ở Pháp

48. Tổ chức mặt trận dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam:
Mặt trận Việt Minh (5/1941)

49. Sự kiện đánh dấu sự trở về đầy đủ với những tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc trong cương lĩnh chính trị:
Nghị quyết hội nghị BCHTW Đảng tháng 5/1941

50. Tính chất xã hội của nước ta từ khi Pháp đặt ách thống trị đến trước CMT8 thành công:
Thuộc địa & nửa phong kiến

51. Bước ngoạt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam; bước nhảy vọt của chách mạng Việt Nam:
Cách mạng tháng 8 năm 1945

52. Cách mạng tháng 8:
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (Cách mạng tư sản dân quyền)

53. Thuận lợi cơ bản nhất sau CMT8:
Nhân dân giành chính quyền, phấn khởi tin tưởng vào chế độ mới

54. Khó khăn lớn sau CMT8:
Giặc ngoại xâm

55. Kẻ thù nguy hiểm nhất sau CMT8:
Thực dân Pháp

56. Ý nghĩa quan trọng nhất của CMT8 đối với nước ta:
Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước

57. Tên gọi Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa:
Chính trị trọng hơn quân sự

58. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”:
Văn kiện khái quát đầy đủ nhất về đường lối chống Pháp của cách mạng Việt Nam

59. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn đói cuối 44 -45 ở Việt Nam:
Pháp thu mua gạo với giá rẻ mạt theo diện tích cày cấy

60. “BẮC ĐÀM NAM ĐÁNH”:
Tình hình đất nước ta trước ngày 6/3/1946 khi Bắc đàm phán với Tưởng còn Nam đánh Pháp

61. Kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu bị phá sản:
Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 năm 1946

62. “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”:
Câu nói Bác Hồ dành cho trung đoàn thủ đô

63. Đường lối kháng chiến chống Pháp gồm các văn kiện:
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Chỉ thị toàn dân kháng chiến; Kháng chiến nhất định thắng lợi (đầy đủ, cụ thể nhất)

64. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên:
Độc lập & tự do

65. Các quyền dân tộc cơ bản:
Độc lập, thống nhất chủ quyền & toàn vẹn lãnh thổ

66. Hiệp định Sơ bộ 1946:
Văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của ta

67. Nội dung có lợi thực tế cho ta trong Hiệp định Sơ bộ:
Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ

68. Bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất:
Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam

69. Kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị phá sản hoàn toàn; chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của Pháp”; chiến dịch phản công đầu tiên ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp:
Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947

70. Chiến dịch ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ; tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực VN; tạo ra bước ngoặt cơ bản cho cuộc kháng chiến chống Pháp; phương châm “Đánh điểm – diệt viện”, “Vận động chiến”
Chiến dịch Biên giới năm 1950

71. Đại hội kháng chiến thắng lợi:
Đại hội toàn quốc lần 2 của Đảng lao động (2/1951)

72. Cú đấm thép của ta dành cho Pháp; bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava; thắng lợi dân ta làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Navarre:
Chiến dịch Đông Xuân năm 53 – 54

73. Chiến thắng quân sự lớn nhất trong kháng chiến chống Pháp; làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương; làm phá sản hoàn toàn kết hoạch Navarre; “Vây – lấn – tấn – phá – triệt – diệt”:
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

74. Trung tâm kế hoạch, khâu chính kế hoạch Navarre; chiến thuật công kiên
Điện Biên Phủ năm 1954

75. Lối đánh du kích ngắn ngày của ta:
Chiến dịch Việt Bắc

76. Sự kiện kết thúc kháng chiến chống Pháp:
Thắng lợi ở Hội nghị Genève năm 1954

77. Thủ đoạn thâm độc nhất của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”:
Thực hiện ngoại giao với Liên Xô & Trung Quốc

78. Âm mưu cơ bản nhất của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”:
Dùng người Việt đánh người Việt

79. Quốc sách; xương sống của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”:
Dồn dân lập ấp chiến lược

80. Tính chất xã hội nước ta trong những năm 45 – 54:
Dân chủ nhân dân một phần thuộc địa & nửa phong kiến

81. Khẩu hiệu “Người cày có ruộng”:
Trở thành hiện thực giai đoạn 54 – 56

82. Giai đoạn 54 – 59, miền Nam:
Từ đấu tranh vũ trang => đấu tranh chính trị

83. Nguyên nhân quan trọng nhất làm bùng nổ phong trào Đồng khởi:
Sự ra đời của Nghị quyết 15 năm 1959

84. Bước ngoạt lớn của cách mạng miền Nam; làm phá sản hoàn toàn chiến lược Chiến tranh đơn phương của Mĩ; bước ngoạt của cách mạng miền Nam; đưa cách mạng miền Nam bước đầu chuyển sang giai đoạn “Chiến tranh cách mạng”; đội quân tóc dài ra đời:
Phong trào Đồng khởi năm 1960

85. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi năm 1960:
Chuyển cách mạng miền Nam từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

86. Chiến thắng làm thất bại hoàn toàn chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ:
Xuân Hè năm 1965 (An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài)

87. Chủ trương “Mĩ hóa” thực chất:
Thực hiện chiến tranh cục bộ (phân biệt với hành động Mĩ Hóa)

88. Chiến thắng làm thất bại hoàn toàn chiến lược Chiến tranh cục bộ; buộc đế quốc Mĩ tuyên bố Phi Mĩ hóa chiến tranh; tiếng sét trong đêm giao thừa; dẫn đến triệu tập hội nghị Paris; bước ngoạt của cách mạng miền Nam:
Mậu thân năm 1968

89. Hạn chế lớn nhất của chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam:
Mâu thuẫn giữa mục đích chính trị của chiến tranh & biện pháp xâm lược

90. Lực lượng quân đội chỉ xuất hiện trong Chiến tranh cục bộ & Việt Nam hóa chiến tranh:
Quân đội Mĩ & chư hầu

91. Sự kiện đã “Đưa chiến tranh vào trong lòng nước Mỹ”:
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công & nổi dậy mùa xuân năm 1968

92. Chiến thắng buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố Phi Mĩ hóa chiến tranh; dẫn tói việc ký kết hiệp định Paris về Việt Nam; làm thất bại cơ bản chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh
Tiến công chiến lược năm 1968

93. Bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ; chiến thắng tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam; nhân dân Việt Nam căn bản hoàn thành nhiệm vụ “Đánh cho Mĩ cút”:
Hiệp đinh Paris năm 1973

94. Điều khoản quan trọng nhất; có lợi nhất cho cách mạng miền Nam của Hiệp đinh Paris có ảnh hưởng sâu sắc tới sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ:
Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình & quân các nước đồng minh, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam

95. Chiến thắng làm phá sản hoàn toàn chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh; đánh dấu hoàn toàn căn bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước; Đánh cho “Ngụy nhào”
Đại thắng mùa xuân năm 1975

96. Trận chinh sát chiến lược giúp củng cố quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam:
Chiến thắng Phước Long (6/1/1975)

97. Đặc điểm lớn & độc đáo nhất của cách mạng Việt Năm thời 54 – 75:
Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: Cách mạng XHCN ở Bắc & cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Nam

98. Sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn & có tính thời đại sâu sắc:
Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (54 – 75)

99. Đường lối xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam kể từ khi Đảng Cộng sản ra đời đến nay:
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH

100. Trong kháng chiến chống Mĩ:
Cách mạng XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với cách mạng cả nước – Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà

101. Nhiệm vụ chung của cách mạng 2 miền Nam – Bắc giai đoàn 54 – 75; cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa:
Kháng chiến chống Mĩ cứu nước

102. Nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ:
Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước

103. Lực lượng cách mạng ta phát triển:
Từ miền núi xuống đòng bằng (Bắc => Nam)

104. Căn cứ địa đầu tiên của nước ta:
Bắc Sơn – Võ Nhai

105. Nơi được Bác chọn làm căn cứ địa khi về nước:
Cao Bằng

106. Điểm giống giữa Rover – Navarre – De Lattre De Tassigny của Pháp ở Đông Dương:
Xoay chuyển cục diện chiến tranh

107. Điểm hạn chế chũng giữa Rover – Navarre – De Lattre De Tassigny của Pháp:
Mâu thuẫn giữa tập trung & phân tán lực lượng

108. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng khi:
Pháp rút khỏi đảo Cát Bà – Hải Phòng

109. Kế hoạch Johnson – McNamara:
Bình định miền Nam

110. Nguyên tác quan trọng nhất khi ký Hiệp định Sơ bộ (1946) & Hiệp định Gienève (1954):
Không vi phạm độc lập chủ quyền

111. Trọng tâm đổi mởi Việt Nam & cải cách ở Trung Quốc:
Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm

112. Khu vực giành độc lập sớm nhất:
Đông Nam Á

113. Điều kiện tiên quyết để Việt Nam tiến hành công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước:
Đất nước đã thống nhất về lãnh thổ

Xem thêm:
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 22 (có đáp án)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 21 (có đáp án)

The post HỎI ĐÁP LỊCH SỬ 12 THEO TỪ KHÓA 164 CÂU (THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM) appeared first on Tài liệu học tập miễn phí.

[ad_2]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo