Review sách Bạn Có Phải Người Giỏi Lắng Nghe?

[ad_1]

Bạn Có Phải Người Giỏi Lắng Nghe?
Tác giả: Kate Murphy

Dành tặng cho bất cứ ai cảm thấy hiểu lầm và bị hiểu lầm
Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Epictetus nói rằng: “Tạo hoá ban tặng cho con người 1 cái lưỡi nhưng có đến 2 cái tai, tức là chúng ta có thể lắng nghe người khác nhiều gấp đôi những gì ta nói.”. Thật vậy, lắng nghe có giá trị nhiều hơn so với nói, bởi khi nói, ta nhắc lại điều ta biết, còn khi lắng nghe, ta tiếp thu được những điều ta chưa biết.

Lắng nghe kết nối những con người với nhau. Cách tốt nhất để kết giao với người khác, không phải nói, mà là lắng nghe. Lắng nghe giúp ta thấu hiểu họ. Những người giỏi giao tiếp là những người chịu lắng nghe và giỏi lắng nghe. Họ cố gắng hiểu ý người kia rồi sau đó lựa chọn câu chuyện với phong cách phù hợp cho cuộc nói chuyện nên nói chuyện với họ sẽ không nhàm chán. Nhưng, lắng nghe chưa bao giờ là dễ dàng. Nhiều người nói rằng họ khó có thể thực sự lắng nghe câu chuyện của mọi người. Lắng nghe nghiêng về nghệ thuật hơn là khoa học và cần có sự nỗ lực. Nhưng trên hết, lắng nghe đòi hỏi sự tò mò. Bạn phải thực sự tò mò trước câu chuyện của họ thì mới có thể lắng nghe một cách chăm chú và nhập tâm được. Và khi đó, bạn mới có thể thấu hiểu họ phần nào.

Điều đáng buồn là ngày nay chúng ta ít lắng nghe hơn. Nền văn hoá của chúng ta khiến mọi người khó lắng nghe, ngay cả trong những hoàn cảnh tốt nhất. Mạng xã hội là công cụ giao tiếp linh hoạt nhưng lại đang là rào cản lớn đối với việc gặp mặt trực tiếp và lắng nghe của con người.

Ngày nay, có rất nhiều người muốn nói nhưng rất ít người muốn nghe.
Mọi người trở nên cô đơn vì không được lắng nghe. Và hình như nhiều người cũng không quen với việc ai đó thực sự lắng nghe mình. Dần dần, họ ít nói ra suy nghĩ, tâm sự của mình hoặc thu mình vào chiếc vỏ ốc tách biệt với thế giới xung quanh. Họ ít nghe, và cũng không hay nói, họ giấu kín những tâm tư của mình… và rồi, mọi người mới chợt nhận ra, những mối quan hệ thân thiết nay đã dần trở nên xa lạ.

Chúng ta dường như lắng nghe ít hơn, tâm sự ít hơn, và cũng khô còn hiểu nhau như trước nữa. Phải chăng, nếu chúng ta lắng nghe nhiều hơn một chút, mọi thứ sẽ khác đi?

Với 17 chương nhỏ, có thể nói “Bạn có phải người giỏi lắng nghe” đã bao quát mọi khía cạnh của việc lắng nghe. Cuốn sách bắt đầu với những vấn đề cơ bản về lắng nghe, cho chúng ta biết nghệ thuật lắng nghe, lắng nghe chính mình, lắng nghe quan điểm đối lập, và cũng cho chúng ta biết khi nào thì nên dừng lắng nghe. Bởi việc lắng nghe chăm chú có thể khiến ta cảm thấy mệt mỏi, bất chấp tính cách, khả năng hay động lực của mỗi người. Suy cho cùng, ta nên biết chọn lọc thông tin và lắng nghe đúng thời điểm; vào những thời điểm thích hợp, chúng ta cũng nên dừng lắng nghe.

*Đánh giá cá nhân:
Thực sự thì mình không phải là một người giỏi lắng nghe. Trước đây, mình sẽ ít khi lắng nghe một cách hoàn toàn chăm chú vào câu chuyện của mọi người. Đôi lúc, mình cũng sẽ có một số hành động thể hiện sự thiếu kiên nhẫn khi lắng nghe. Bởi vì, khi ấy, mình thực sự không coi trọng việc lắng nghe. Nhưng cuốn sách này chẳng những đã thay đổi quan niệm của mình về việc lắng nghe, về cách giao tiếp, mà còn giúp mình nhìn nhận lại cách sống của bản thân. Thực sự, sau khi đọc sách, mình đã ngộ ra rất nhiều điều. Với mình, đây là một cuốn sách hay, đáng để đọc và suy ngẫm.

Theo: Nguyễn Thùy Dung

The post Review sách Bạn Có Phải Người Giỏi Lắng Nghe? appeared first on Chia sẻ tài liệu học tập miễn phí.

[ad_2]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo