[ad_1]
Từ trước đến nay, tôi đoán là bạn hẳn đã nghe đến thuộc lòng câu nói: thứ hạng website phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng content hay ngắn gọn hơn là Content is King. Nghe nhiều vậy rồi bạn có hiểu câu nói ấy thật sự có nghĩa gì không?
Tôi là người thích những con số. Tôi đồng ý với câu chuyện Content is King nhưng tôi còn muốn biết cụ thể content đóng vai trò quan trọng bao nhiêu % trong kết quả xếp hạng.
Và làm sao để google nhận diện một content chất lượng hay là kém chất lượng, thông qua các chỉ số UX (trải nghiệm người dùng) như tỉ lệ thoát, thời gian trên trang hay là một điều gì khác?
May mắn thay, để làm sáng tỏ luôn một thể về mức độ ảnh hưởng của content đến quá trình xếp hạng, hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho bạn một phân tích chuyên sâu trên gần 40.000 từ khóa và khoảng 4 triệu nội dung của CognitiveSEO. Và kết quả là chúng cực kì ảnh hưởng đến nhau.
So với các chiến lược SEO khác, Content marketing dạo gần đây rõ ràng đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp hơn bao giờ hết. Vấn đề này hot quá mà nên chắc là bạn đã cập nhật thông tin sẵn rồi. Nhưng có 1 điều tôi cá là bạn vẫn chưa biết, đó là: SEO và content chính xác thì có mối tương quan như thế nào với nhau?
Bạn có biết content của bạn thực sự đang ảnh hưởng như thế nào đến thứ hạng của từ khóa không? Hoặc bạn có biết chính xác các yếu tố chính nào mà content của bạn Google đòi hỏi phải có không?
Đầu tiên, tôi có 1 tin tốt và 1 tin xấu cho bạn. Tin tốt là sau khi phân tích một bộ dữ liệu khổng lồ, Cognitive SEO đã phân loại được chúng theo các tiêu chí sau:
- Mối liên hệ giữa content và thứ hạng Google
- Các thông số dùng để đo lường hiệu quả content
- Các yếu tố chính giúp thúc đẩy content lên top
- Và nhiều thứ hay ho khác mà chúng chắc chắn sẽ tác động cực kì lớn đến trang web của bạn thông qua việc áp dụng Entity Building trên website.
Còn tin xấu là bài viết này dài hơn 3500 chữ nên bạn sẽ tốn kha khá thời gian để đọc và nghiền ngẫm nó đấy. Nhưng thời gian bạn bỏ ra để xem qua bài viết hoàn toàn xứng đáng với những gì kiến thức bạn đạt được.
Tầm quan trọng của Content trong việc thúc đẩy thứ hạng website
Thường thì phần đầu sẽ là phần hay nhất, ấn tượng nhất của cả bài. Do đó, ngay từ đầu bài nghiên cứu của Cognitive SEO, họ đã thông báo ngay đến bạn phát hiện thú vị về content:
Nếu bạn thu thập đủ data, nó sẽ tự lên tiếng!
Như bạn thấy trong ảnh bên dưới, sau khi phân tích các vị trí top đầu kết quả hiển thị trên Google, với khoảng 40.000 từ khóa đủ các lĩnh vực ngành nghề, họ nhận thấy mối tương quan rất mạnh mẽ giữa chất lượng content (hay điểm content) và thứ hạng.
Điểm content càng lớn, thứ hạng càng cao.
Điểm content ở đây nghĩa là điểm đánh giá chất lượng content đó.
Nó sẽ cho bạn biết mức độ tối ưu SEO của 1 trang tốt như thế nào nếu chỉ xét trên khía cạnh mặt nội dung. Ở bài viết này, Cognitive SEO lấy thang điểm từ 0-100 để đánh giá.
Cognitive SEO cho hay họ đã từng suy nghĩ về việc phải tìm ra cách tính nào đấy cho content khi xét mối tương quan giữa chúng với thứ tự xếp hạng. Và sau đó, thì ý tưởng xét điểm chất lượng content ra đời. Nghe có vẻ thú đấy chứ!
Tôi và bạn đều biết content càng chất lượng thì khả năng bạn xếp hạng sẽ cao hơn. Ở buổi offline Entity Building 2.0: Let your website talks vừa qua tôi cũng đã nói rõ: content, backlink và rank brain là 3 yếu tố xếp hạng hàng đầu trong thuật toán Google.
Bạn cũng đã chứng kiến từ đầu năm 2018 đến nay, Google đã có 3 lần update lớn vào tháng 1, 3 & 5 cho thuật toán Panda nhằm chém bay các content kém chất lượng.
Nếu bạn chưa rõ Panda là gì và cách xử lí chúng thì xem lại 2 bài viết về Bí mật Panda của tôi ở đây:
Google Panda là gì? Sự thật phũ phàng 95% SEO không biết (Phần 1)
Google Panda Update 2018: Sự thật phũ phàng 95% SEO không biết (Phần 2
Rồi, từ biểu đồ trên thì bạn nên chú ý những điểm nào:
Thứ nhất, bạn cần chú ý khi quan sát biểu đồ này nói về là điểm content chất lượng. Bạn thấy không nó toàn nằm trong khoảng giá trị trung bình – hầu như là trong khoảng 2/3 thang điểm 0-100. Không có điểm số nào quá cao hoặc quá thấp. Không chỉ vậy, dựa vào các khoảng cách tượng trưng trên hình, có thể thấy điểm số phân bố khá đồng đều – không có sự nhảy vọt hay giảm sút đột ngột, mọi thứ đều theo 1 đường thẳng trơn tru.
Điểm quan trọng khác cần lưu ý là đường thẳng biểu diễn xu hướng tăng giảm rất mượt mà (gần như hoàn hảo, từ góc này sang góc khác). Chỉ có 4 điểm trên biểu đồ mà tại đó chúng không theo quy luật “điểm chất lượng content cao tương đương với vị tốt trên bảng xếp hạng. May mắn là những điểm này rất nhỏ, gần như không đáng kể.
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, có một dấu hiệu trực quan khác được tìm thấy trong biểu đồ. Bạn thấy không, cái khoảng từ 55 xuống 50, gần như chia đều 10 vị trí đầu tiên. Dấu hiệu này cũng không có gì đặc biệt lắm nhưng nó phù hợp với các kết quả khác, đồng thời chứng minh một điều:
==> Có 1 sự tương quan mạnh mẽ giữa điểm content và vị trí xếp hạng.
Từ khóa thương mại & từ khóa thương hiệu: có liên quan gì đến thứ hạng không?
Theo thống kê thì trên thế giới có đến hơn 1 tỷ website và toàn bộ website này đều có khả năng target tất cả các loại từ khóa.
Nhìn chung thì những từ khóa mà Cognitive SEO đã chọn để phân tích được chia làm 2 loại: từ khóa thương hiệu và từ khóa thương mại (từ khóa ngắn)
Từ khóa thương mại trong mối tương quan với thứ hạng
Chỉ cần quan sát biểu đồ dưới đây, bạn sẽ thấy rõ một điều là đối với những bài content viết về từ khóa thương mại thì điểm content ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng. Độ dao động từ #1 đến #10 cách nhau 10 điểm.
Rất khó để nắm thông tin chính xác về số lượng backlink của 1 website lớn có được. Nhưng với content thì khác, nó trong tầm kiểm soát của bạn rồi, bạn có thể tận dụng ưu thế này.
Mối liên kết giữa từ khóa thương hiệu với thứ hạng
Thực chất thì mối liên hệ mật thiết giữa điểm content với thứ tự xếp xếp hạng có thể vận dụng với nhiều loại từ khóa, ngay cả từ khóa thương hiệu. Cụ thể, điểm content cho những bài viết chứa từ khóa thương hiệu càng cao thì thứ hạng bài càng cao.
Tuy nhiên, mối tương quan này có một tính chất đặc biệt đáng chú ý hơn. Như bạn thấy ở biểu đồ phía trên, content ở vị trí dẫn đầu lại có điểm content không chênh lệch bao nhiêu so với bài content ở vị trí thứ 5 (#1-46; #5-45). Và trường hợp này cũng xảy ra với các vị trí khác phía sau.
Vậy, tình huống này có ý nghĩa gì? Tại sao lại như vậy?
Content rất quan trọng khi khi xét trên các bài về từ khóa thương hiệu. Nhưng sẽ ít quan trọng hơn khi xét trên các từ khóa dạng khác. Do vậy, tôi cho rằng tên thương hiệu được đẩy nhanh lên top đầu bảng xếp hạng là nhờ tác động của các yếu tố xếp hạng khác.
Lấy ví dụ như hình bên dưới, “Brand Mentions” có thể vừa là từ khóa thương mại vừa là từ khóa thương hiệu.
Dù điểm content cho từ khóa trong website brandmentions.com không cao bằng điểm các trang khác target từ khóa nhưng nó vẫn thản nhiên dẫn đầu vì đó là tên thương hiệu.
Điều này chứng tỏ Google khá nhanh nhạy trong việc tìm kiếm ngữ nghĩa và hơn hết nó hiểu rõ mục đích của người dùng (Rank Brain). Chưa kể rằng bản thân thương hiệu có nhiều khả năng đã đăng ký luôn quyền sở hữu từ khóa thương hiệu và vì thế, nó hiển nhiên luôn dẫn đầu trong các bảng xếp hạng
Có thể thấy, đối với từ khóa thương hiệu, điểm content rất quan trọng. Vì vậy, nếu bạn viết về từ khóa thương hiệu không có nghĩa là bạn không phải nỗ lực tạo ra nội dung chất lượng cao.
Domain và độ uy tín website ảnh hưởng như thế nào đến quá trình xếp hạng?
Có một sự thật vừa buồn lại vừa vui là chỉ một mình content thì không không đủ sức thúc đẩy thứ hạng website. Trên phương diện bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm (SERP) thì còn có sự góp mặt của nhiều yếu tố xếp hạng khác, 2 trong số đó là domain và độ uy tín website.
Cognitive SEO đã sử dụng cụm từ “điểm chất lượng” trong nghiên cứu này vì nó bao hàm luôn một số yếu tố khác (thời hạn tên miền, số lượng liên kết đến,…)
Mối liên kết giữa domain với thứ hạng
Từ ảnh chụp màn hình dưới đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy có một mối liên hệ mật thiết giữa điểm chất lượng domain với vị trí xếp hạng.
Tuy nhiên, mối liên hệ này không phải lúc nào cũng “trơn tru” theo một đường thẳng. Bạn thấy đó điểm chất lượng domain của trang 1 (46.5) gần như là giống với trang ở vị trí thứ 4 (46)
Do đó, tuy domain có vẻ quan trọng trong việc xếp hạng nhưng vẫn có những yếu tố khác, chẳng hạn như điểm content đã nói ở trên, có thể quan trọng hơn tổng thể của domain.
Website càng uy tín, mạnh mẽ thì thứ hạng càng cao
Nói đến điểm uy tín, sức mạnh website cũng là nói đến một mối quan hệ bền vững giữa độ uy tín của một trang web và thứ hạng của nó. Điểm uy tín càng cao, thứ hạng càng tốt.
Nếu sau khi xem biểu đồ này, nếu bạn có suy nghĩ kiểu: “Tôi chẳng có chút cơ hội nào cải thiện thứ hạng vì website chưa có độ uy tín cao” thì tôi khuyên bạn nên suy nghĩ lại.
Làm thế nào để 1 trang có độ uy tín cao? Đó khi website ấy chỉ chuyên về 1 lĩnh vực nhất định, một authority site trong lĩnh vực. Lúc này bạn sẽ càng nhận nhiều backlinks chất lượng và viết càng nhiều content chất lượng thì điểm càng cao.
Và làm thế nào bạn có thể trở thành nguồn thông tin chính yếu mà người dùng luôn luôn phải tìm đến bạn khi họ search thông tin về lĩnh vực của bạn? (tôi sẽ nói cụ thể ở bên dưới qua việc bạn có thể dựng ứng dụng Semantic content trong Entity Building).
Làm thế nào để content của bạn được xếp hạng cao trên Google?
Đây là điều bạn muốn đọc nhất. Tôi biết vậy ?
Điều đầu tiên bạn cần lưu ý khi quan sát bất kỳ biểu đồ nào là phạm vi biến đổi, độ dao động. Trong nghiên cứu của Cognitive SEO thì có vẻ như content phải dài từ khoảng 1400 tới 2000 từ mới có thể lọt top 20 Google.
Có thể thấy, độ dài tối thiểu của content xếp hạng 1 là khoảng 1700 từ.
Trước đó tôi hay khuyên bạn viết dài tầm tối thiểu 1500 từ đúng không? Giờ thì bạn nên viết dài hơn 1 chút để đạt con số 1700 từ.
Tôi cũng đã đề cập việc này qua bài viết Kết quả nghiên cứu 1,000,000 trang về các yếu tố giúp lên top 10 google
Việc tiếp theo bạn nên làm là theo dõi xu hướng tăng giảm chung của biểu đồ. Và tới đây thì có vẻ mọi thứ phức tạp hơn.
Với biểu đồ trên, lúc đầu trông đơn giản, nhưng quan sát kĩ hơn bạn nhận ra cái thú vị ở chỗ:
Content dài sẽ tốt hơn content ngắn
Có 11 điểm trên biểu đồ có xu hướng giảm trực tiếp khi độ dài content giảm, tương ứng với việc thứ hạng giảm. Tuy là đường trung bình giữa các điểm không thẳng xuống 1 mạch, có những điểm bị lệch ra nhưng rõ ràng quy tắc là vậy. Mà ngay cả ở những vị trí bị lệch khỏi quy tắc thì bạn sẽ thấy ở 2 điểm tiếp theo nó sẽ quay trở lại đường trung bình.
Quan sát thú vị thứ hai là quy tắc này chỉ hiển thị từ vị trí thứ 3 trở đi, trong khi ba vị trí đầu tiên thể hiện hiển thị xu hướng ngược lại – số lượng từ càng ít, thứ hạng càng cao.
Độ dài content vị trí top 1, dù ít hơn số từ ở vị trí thứ hai hoặc thứ ba, nhưng vẫn nhiều hơn vị trí 15 hay 20 (75%).
Tôi biết chắc bạn sẽ cảm thấy hơi rối rồi đúng không?
Nhìn chung thì ngoài 3 vị trí đầu tiên không tuân theo quy tắc, thì các điểm còn lại vẫn đúng với quy luật liên hệ giữa độ dài content và thứ tự xếp hạng.
Khi kết hợp những điều trên với nhau, chúng ta suy ra được 2 điều sau:
Nếu số lượng từ ít, trong 1 khoảng thời gian nhất định có thể khiến thứ hạng bạn giảm sút.
Số lượng từ trong khoảng 1600-2000 từ có nhiều khả năng lọt top 10 Google hơn.
Điểm chất Lượng content
Nãy giờ tôi đã sử dụng cụm từ điểm content nhiều lần. Giờ thì sẽ cho bạn 1 cái định nghĩa rõ ràng về nó vì điểm chất lượng content là nội dung cốt lõi của toàn bộ bài nghiên cứu này
Điều ta cần là biết cụ thể mối liên kết giữa content với vị trí Google. Nhưng chúng ta không thể xét content chung chung vậy mà phải có công cụ đo lường mức độ ảnh hưởng của content.
Và từ đấy ta sẽ biết được điểmContent là gì.
Điểm Content là gì?
Cơ bản mà nói, Điểm chất lượng content được Cognitive SEO đề xuất nhằm phản ánh tầm quan trọng của từ ngữ đối với phần dữ liệu trong toàn bộ văn bản nào. Đây là chỉ số đượcđề xuất ra thông qua việc nghiên cứu sự ảnh hưởng content tới thứ hạng trên google (bài viết nghiên cứu này cũng lày nghiên cứu của Cognitive SEO). Cụ thể, Cognitive SEO đã rút ra kết luận:
Nói một cách đơn giản, chỉ số điểm content cho bạn biết mức độ tối ưu SEO của một trang web nếu xét trên phương diện nội dung, với thang điểm từ 0 đến 100.
Điểm số cao chứng tỏ phần nội dung được tối ưu khá tốt. Không chỉ vậy, các chỉ số này còn cho bạn biết phần content đó có đang ổn không? và tại sao?
Điểm Content hoạt động như thế nào?
- Cognitive SEO bắt đầu từ việc phân tích top kết quả xếp hạng từ Google, đặc biệt tập trung vào đánh giá phần nội dung của các website đó.
- Sau đó, họ kết hợp với một số thuật toán để đánh giá về mặt semantic, topic (chủ đề) và keyword được dùng trong các trang đó. Lưu ý là ở đây tôi không xem xét ảnh hưởng các thẻ HTML (h1, h2…). Mà chỉ chú trọng vào chất lượng và tính phù hợp của phần nội dung. Từ đó, cố gắng xác định chính xác các yếu tố đã góp phần thúc đẩy nội dung lên top bảng xếp hạng.
- Dựa vào sự phân tích chuyên sâu, họ sẽ chấm điểm content cho mỗi bài content được xếp hạng; đánh dấu những key chính chứa trong các bài ấy.
Xây dựng Topic Cluster giúp Google hiểu rõ chủ đề các bài viết, từ đó tăng điểm content. Tìm hiểu chi tiết tại bài viết “Topic cluster là gì? 7 bước triển khai Topic cluster cho website 2019“
Cách Cognitive SEO tiến hành nghiên cứu?
Những gì Cognitive SEO thực sự đã làm là xem xét content, tên miền, độ uy tín của trang web và nhiều dữ liệu khác đến từ khoảng 3,7 triệu trang xếp hạng trên 40 ngàn từ khóa. Họ đã lấy 100 kết quả hiên thị đầu tiên cho mỗi từ khóa. Họ còn phải tiến hành phân tích kỹ lưỡng, đan xen chúng vào càng nhiều càng tốt. Cuối cùng, họ cũng đưa ra được một số kết luận tuyệt vời.
Điểm content cao đồng nghĩa với vị trí top trên Google.
Làm nào để cải thiện điểm content của mình?
Một khi bạn đã đọc tới phần này rồi thì tôi đoán là giờ bạn rất nôn nóng xem làm thế nào để có thể tận dụng tối đa nghiên cứu này để cải thiện điểm content của bạn đúng không?
Nếu điểm content góp phần thúc đẩy thứ hạng website thì bạn cần cải thiệnnó
Và điều tuyệt vời là hiện nay trên thế giới có 1 công cụ SEO giúp bạn tính toán được điểm content đó gọi là The Keyword Tool and Content Assistant. Điều đáng tiếc ở đây chính là công cụ này của chính Cognitive SEO làm ra, phiên bản nó trả phí và chỉ làm được ở thị trường tiếng anh hiện tại ☹
Công cụ này cho bạn biết điểm content trên bất kỳ nội dung nào cần theo dõi để cải thiện nó. Chỉ tiếc là hiện tại nó chỉ phân tích được tiếng Anh thôi. Nhưng các site tiếng Việt vẫn có thể học hỏi rất nhiều từ công cụ này. Để tìm hiểu chi tiết về công cụ này bạn có thể tham khảo bài viết How Content Influences Rankings – What We Found Out After Analyzing 3,7 Million Pages
Nhưng đừng lo, tôi sẽ hướng dẫn cho bạn một công cụ hoàn toàn miễn phí để bạn có thể làm ra những content mà google yêu thích, bỏ những chữ mà google mong muốn content bạn nên đề cập để có thể hiểu rõ chủ đề bạn hơn, nhìn nhận bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực hơn. Và đó là việc xây dựng Semantic Content thông qua công cụ Text Razor mà tôi đã đề cập rất chi tiết khái niệm & cách làm tại bài viết Entity là gì? Tại sao Entity Building là định hướng nghiên cứu của Hoc11.vn trong 2018?
LỜI KẾT
Qua bài nghiên cứu này, Cognitive SEO đã chỉ rõ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của content trong việc thúc đẩy thứ hạng website. Bên cạnh đó, họ còn hướng dẫn bạn cách cải thiện điểm content hiệu quả, hãy nhớ rằng content dài luôn tạo được uy tín cao hơn với Google, ít nhất là giúp bạn trụ vững top 20 trên bảng xếp hạng.
Ngoài ra, họ cung cấp thêm công cụ The Keyword Tool and Content Assistant giúp bạn kiểm tra tiến độ content nhanh chóng. Tuy nhiên, công cụ này chỉ nhận phân tích văn bản tiếng Anh. Bởi lẽ đó mà tôi gợi ý đến bạn công cụ tiện ích hơn là TextRazor. Thông qua Text-Razor, bạn xây dựng thành công Semantic Content là content mà Google yêu thích và chứa những từ khóa Google mong đợi để nhìn nhận bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực nhất định.
Hy vọng sau bài viết này, bạn có thể tự mình tạo nên những bài content chất lượng cao thông qua việc tối ưu từ khóa, khai phá sức mạnh domain và nâng tầm uy tín website trong mắt Google. Tất nhiên, còn nhiều yếu tố khác góp phần thúc đẩy quá trình xếp hạng, như: backlinks hay việc sử dụng mạng xã hội. Tuy vậy, content vẫn là nhân tố vừa dễ kiểm soát lại có sức tác động đáng kể thì không phải tận dụng khai thác content vẫn là lợi nhất sao?
Chúc bạn thành công!
Theo: Hocmarketing