[ad_1]
Trước khi làm bất kì công việc gì thì khâu chuẩn bị luôn là bước rất quan trọng. Có câu nói “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu” quả là không sai. Chúng ta càng chuẩn bị kỹ càng bao nhiêu thì khi triển khai kinh doanh sẽ nhanh thành công và hạn chế “sấp mặt” bấy nhiêu.
Kinh doanh Dropshipping trên Shopify rõ ràng là một công việc tuyệt vời, làm việc ở bất kỳ nơi đâu chỉ cần có máy tính và Internet. Tuy vậy, nó không dễ dàng mà một sớm một chiều mà chúng ta có thể kiếm hàng nghìn usd ngay được. Bạn phải học hỏi -> chuẩn bị -> thử nghiệm -> nhân bản. Vậy chính xác thì chúng ta sẽ phải chuẩn bị những gì? Mời bạn đọc hết bài này nhé!
Nội dung trong bài viết
- 1 1. Quy mô của gian hàng
- 2 2. Những sản phẩm không nên kinh doanh Dropshipping
- 3 3. Nghiên cứu xu hướng của sản phẩm
- 4 4. Tìm nhà cung cấp uy tín
- 5 5. Đăng ký cổng thanh toán
- 6 6. Xây dựng thương hiệu
- 7 7. Thiết lập trang bán hàng
- 8 8. Xây dựng khung pháp lý cho gian hàng
- 9 9. Học về Marketing online
- 10 10. Tâm lý vững vàng
1. Quy mô của gian hàng
Sự choáng ngợp trước các loại sản phẩm khiến cho những người mới bắt đầu kinh doanh nổi “lòng tham”, họ muốn đưa tất cả vào gian hàng của mình biến chúng thành một quầy bách hóa tổng hợp, thậm chí có người còn biến nó thành một Amazon hay eBay thu nhỏ. Tôi đã nói rất nhiều trong những bài viết trước, rằng nếu kinh doanh Dropshipping mà chúng ta không theo ngách (Niche) hoặc bám trends thì chắc chắc sẽ thất bại thảm hại.
Một gian hàng online cũng giống như một cửa hàng ngoài đời thực, cửa hàng chuyên biệt sẽ giúp khách hàng nhớ hơn, linh hoạt hơn và thân thiện hơn. Một ưu điểm nữa khi chọn quy mô gian hàng nhỏ thì khả năng chăm chút cho website được chu đáo nhất, và như vậy trải nghiệm của khách hàng được tốt hơn nhiều với một gian hàng tổng hợp.
Vì vậy, ngay từ ban đầu bạn hãy chọn cho mình một ngách sản phẩm độc đáo, thiết kế trang bán hàng ấn tượng và gần gũi thì hiệu quả mang đến sẽ cao hơn.
2. Những sản phẩm không nên kinh doanh Dropshipping
Nếu là kinh doanh với mô hình phổ biến hiện nay là nhập hàng về bán (Fulfillment) thì hầu như không có việc loại trừ, bạn thích thì bạn bán thôi. Nhưng đối với Dropshipping thì khác, có nhiều sản phẩm không phù hợp để kinh doanh với mô hình này mà bạn cần phải nhớ.
Tôi đã có một bài viết riêng về vấn đề này, bạn hãy đọc nó tại đây: Một số sai lầm khi chọn sản phẩm kinh doanh Dropshipping
3. Nghiên cứu xu hướng của sản phẩm
Ở tất cả những bài viết về tìm sản phẩm để kinh doanh, bạn sẽ thấy tôi luôn nghiên cứu biểu đồ xu hướng tìm kiếm. Đây là công cụ tuyệt vời mà lại miễn phí, vì thế bạn luôn coi Google trends là công cụ không thể thiếu nếu như bạn còn ý định tiếp tục kinh doanh online.
Từ kết quả thu được, chúng ta sẽ biết được rằng sản phẩm này còn có thể bán ở hiện tại và tương lai hay không? Thời điểm nào là phù hợp nhất? Quốc gia nào tìm kiếm nhiều nhất?… Đây cũng có thể hiểu là một bước nghiên cứu thị trường của bạn, càng kỹ lưỡng bạn sẽ nhận được sự chính xác càng cao.
4. Tìm nhà cung cấp uy tín
Có rất nhiều nhà cung cấp cùng kinh doanh một sản phẩm, chính vì vậy mà giá cả, chất lượng, phục vụ cũng khác nhau. Sử dụng bộ lọc tìm kiếm trên Aliexpress hoặc một số công cụ hỗ trợ để tìm những nhà cung cấp đáp ứng được những tiêu chí như:
- Có đánh giá trên 4 sao
- Có nhiều đơn đặt hàng
- Nhìn vào số liệu thống kê của nhà cung cấp (thời gian hoạt động, điểm phản hồi, v.v.)
- Đọc đánh giá của khách hàng
- Vận chuyển bằng ePacket
Bạn hãy vào kênh Youtube của tôi để xem kỹ hơn về bước này nhé.
5. Đăng ký cổng thanh toán
Cổng thanh toán là cái “giỏ đựng tiền”, ngay từ những bước khởi điểm bạn buộc phải tiến hành đăng ký. Hiện tại có ba cổng thanh toán quốc tế mà bạn sẽ sử dụng đó là: Paypal Business, Payoneer và 2Checkout. Các vấn đề này có tất cả tại đây
6. Xây dựng thương hiệu
Thương hiệu chính là linh hồn của gian hàng, là cảm xúc mà khách hàng cảm nhận về dịch vụ của chúng ta. Tính chuyên nghiệp, ấn tượng và sự đồng nhất là ba tiêu chí cơ bản khi tạo dựng thương hiệu cho trang bán hàng.
Bao gồm các thành phần chủ yếu:
- Tên miền phù hợp với ngách sản phẩm
- Logo ấn tượng
- Thông điệp ấn tượng
- Màu sắc phù hợp với định hướng sản phẩm
- Đồng nhất với các kênh bán hàng khác: Fanpage, Instagram, Youtube…
7. Thiết lập trang bán hàng
Một trang bán hàng hoàn thiện và đẹp mắt là một trong những yếu tố sống còn cho quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Cho dù sản phẩm của bạn chỉ đáng giá $1 nhưng gian hàng trông thiếu chuyên nghiệp thì cũng chẳng ai dám bỏ tiền ra mua đâu. Đây là môi trường trực tuyến, người mua không nhìn thấy chúng ta, không hiểu về chúng ta trong khi họ phải cung cấp thông tin thẻ thanh toán thì bạn cần phải tạo được niềm tin rất lớn.
Một số tiêu chí chính mà trang bán hàng cần phải có:
- Tiện lợi, rõ ràng, khoa học
- Thiết kế trang nhã
- Hình ảnh chất lượng
- Nội dung không sai chính tả
- Tốc độ tải nhanh
- Cam kết và bảo mật
8. Xây dựng khung pháp lý cho gian hàng
Khá nhiều người bỏ qua việc xây dựng các trang pháp lý cho gian hàng hoặc chỉ làm cho có lệ. Tuy nhiên đây lại là những yếu tố giúp tăng cường lòng tin đối với khách hàng. Ở một khía cạnh khác, khi có tranh chấp xảy ra, cổng thanh toán sẽ đứng ra giàn xếp và họ dựa vào những gì bạn đã cam kết trong trang pháp lý của mình.
Bạn hãy viết trang pháp lý chính xác với những gì bạn có khả năng cam kết đối với khách hàng, nó vừa giúp bạn àn toàn đối với các cổng thanh toán đồng thời cũng làm khách hàng yên tâm hơn trước khi quyết định mua sản phẩm của bạn.
9. Học về Marketing online
Sản phẩm + Marketing là hai yếu tố chung đưa đến thành công trong kinh doanh. Bạn hãy học cách tiếp cận khách hàng của mình bằng nhiều hình thức nhất có thể.
5 câu hỏi bạn luôn phải nghiên cứu trước khi tiến hành các chiến dịch quảng cáo đó là: Khách hàng là ai? Ở Đâu? Họ quan tâm đến điều gì? Khi nào họ có thể mua sản phẩm? Tại sao họ cần đến sản phẩm này? Và độ rộng của tập khách hàng này là bao nhiêu?
Sau khi có được cơ sở dữ liệu về khách hàng, lúc này bạn sẽ chọn công cụ và phương thức tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Mời bạn xem các bài viết liên quan đến Marketing online: Tại đây
10. Tâm lý vững vàng
Kẻ thù số một trong thất bại đó là tâm lý nôn nóng muốn kiếm được tiền và nhiều tiền ngay. Rất khó để có được thành công sớm ngay cả khi bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng, phải luôn có sự điều chỉnh và thay đổi. Chính vì lẽ đó, bạn hãy nghĩ xa nhưng hành động từ cái nhỏ, học nhiều nhưng thực hành từ những việc cơ bản nhất. Từ khóa cho bất kì sự khởi đầu nào đó là Thử Nghiệm và Nhân Bản. Chúng ta không nên nghĩ đến hàng trăm, hàng nghàn đơn hàng vội mà hãy cố gắng có được đơn hàng đầu tiên, từ đấy rút ra được quy trình và nhân rộng nó lên.
Chúc bạn thành công!
Nguồn : duyalex.com
Theo: Hocmarketing