Nguyên nhân và cách giải quyết Từ Khóa Bị Tụt TOP?

Rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng từ khóa tụt top. Ngay cả những SEOer lâu năm cũng chưa hẳn sẽ biết hết được các lý do khiến từ khóa tụt top. Đôi khi có thể do quá trình cập nhật thuật toán của Google dẫn đến tình trạng thứ hạng từ khóa bị tụt top. Nhưng đôi khi cũng có thể do một vài thay đổi trên website của bạn dẫn đến tình trạng từ khóa tụt top.v.v

Trường hợp từ khóa tụt top:

Đây là trường hợp khá phổ biến khi làm seo. Các từ khóa sẽ có sự biến động lên xuống không ngừng đặc biệt là ở website mới. Điều này cũng không có gì lạ vì đây là lúc các bạn đẩy seo nên website sẽ nhận được các giá trị seo đồng thời gặp phải sự cạnh tranh của đối thủ, có thể cũ lẫn mới. Thuật toán của google sẽ cần có thời gian để phân tích dữ liệu từ đó đưa ra kết quả xếp hạng. Chính vì thế giai đoạn đầu bao giờ cũng có sự thay đổi.

Trường hợp từ khóa mất tích

Đây là trường hợp ít gặp nhưng không phải là không có khi seo, đặc biệt là ở những website cố tình “chơi xấu” nhằm mục đích thao túng bảng xếp hạng google. Đa số các từ khóa mất tích sẽ là các từ khóa quan trọng làm mất 1 lượng traffic rất lớn, bạn có thể kiểm tra được trong analytics và webmaster tools.

Để cho kết quả seo được lâu dài bền vững, thiết nghĩ các bạn nên xây dựng 1 kế hoạch seo khả thi nhất, chứ không nên làm theo kiểu ăn xổi. Làm seo đã khó, khắc phục các sự cố mà seo xấu gây ra còn khó hơn rất nhiều….

 

Dưới đây là 6 lý do chính và cách khắc phục từng bước khi từ khóa tụt top.

Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng từ khóa của bạn thực sự bị tụt top

Trước khi bắt đầu thực hiện quá trình khắc phục khi từ khóa bị tụt top, hãy đảm bảo rằng các từ khóa của bạn thực sự thay đổi thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm. Sau đó, hãy tìm hiểu các vấn đề dưới đây:

  • Lượng traffic tự nhiên có bị giảm ở các trang có nhóm từ khóa tụt top không?
    • Chúng ta bắt đầu từ đây bởi vì đây là dữ liệu tin cậy nhất bạn có về website của mình. Google Search Console và các công cụ theo dõi xếp hạng đang cố gắng kiểm tra những gì Google đang làm. Google Analytics chỉ đếm số người dung vào website của bạn.
    • So sánh lượng traffic tự nhiên tới các trang có nhóm từ khóa tụt top (tuần trước và sau khi tụt). Hãy so sánh các ngày tương ứng với nhau ở mỗi tuần.
    • Lượng traffic giảm có đáng kể so với các tuần trước khi từ khóa tụt top không?
  • Liệu Google Search Console có hiển thị mức tụt hạng tương tự không?
    • Sử dụng mục Search Analytics (Phân tích tìm kiếm) để xem số lần nhấp chuột, số lần xuất hiện và vị trí trung bình của một từ khóa.
    • Google Search Console có hiển thị mức tụt hạng tương tự với mức bạn thấy trên công cụ theo dõi thứ hạng của bạn không?
  • Công cụ theo dõi thứ hạng của bạn có hiển thị một mức tụt hạng bị kéo dài không?
    • Chúng tôi khuyên bạn nên theo dõi thứ hạng các từ khóa quan trọng hàng ngày. Từ đó bạn biết được việc tụt hạng có bị kéo dài trong vài ngày không.
    • Nếu bạn tìm một công cụ để sử dụng, chúng tôi khuyên bạn nên dùng Stat.

Nếu bạn phát hiện từ khóa của bạn tụt top trên công cụ kiểm tra xếp hạng nhưng lượng traffic tự nhiên và lượt nhấp chuột trên Google Search Console vẫn tăng. Hãy theo dõi từng chỉ số và điều quan trọng là phải bình tĩnh. Chúng tôi cũng gặp các trường hợp thứ hạng các từ khóa biến động một cách tự nhiên. Và tất nhiên, không phải cứ thấy có vấn đề là lập tức đến gặp “sếp” của mình.

Nếu bạn nghi ngờ rằng thứ hạng các từ khóa của bạn biến động không tự nhiên. Hy vọng rằng bài viết này sẽ có ích đối với bạn.

Kiểm tra xem lỗi bắt đầu từ đâu

1. Google cập nhật thuật toán của họ?

Google thường xuyên cập nhật các thuật toán mới và hầu như họ không có bất kỳ thông báo nào cả. Tin vui là có rất nhiều SEOer chuyên kiểm tra và ghi lại những thay đổi đó.

  • Có nhiều bài viết hay blog về SEO nào nói về sự thay đổi đó vào gần ngày mà bạn thấy từ khóa của mình tụt top? Một số trang về SEO nổi tiếng như:
    • MozCast
    • Search Engine Land
    • Search Engine Watch
  • Bạn có người bạn nào làm SEO và gặp phải tình huống nào tương tự chưa? Hãy kết bạn với các SEOer quản lý các website tương tự như website của bạn hay những người trong ngành của bạn.

Cách khắc phục nếu từ khóa của bạn tụt top do Google cập nhật thuật toán

Tin buồn là nếu Google đã cập nhật thuật toán của họ, thì bạn sẽ phải thay đổi cách tiếp cận với SEO theo cách khác.

Hãy chắc rằng bạn đã hiểu:

  • Chính xác những gì Google sẽ phạt?
  • Tại sao Google lại thực hiện thay đổi đó?
  • Cách tốt nhất để tránh Google phạt về thuật toán là thực hiện các chiến lược SEO theo cách mà Google muốn.

Bước tiếp theo của bạn là xây dựng một chiến lược để đưa website của bạn ra khỏi hình phạt này hoặc ít ra là để bảo vệ website của bạn khỏi bị tụt hạng lần nữa.

2. Site của bạn có bị mất liên kết?

Kiểm tra số lượng link  bị mất bằng công cụ Ahrefs hoặc Majestic. Đây là các công cụ kiểm tra số lượng link uy tín nhất hiện nay và số liệu thống kê của các công cụ này được cập nhật hàng ngày.

  • Việc các link bị mất có xảy ra trên toàn site không?
  • Kiểm tra các trang chưa nhóm từ khóa bị tụt top xem link có bị mất không?
  • Các internal link trên website của bạn có bị mất không?
    • Chạy Screaming Frog trên website của bạn để tìm xem trang nào có internal link tới các trang chứa nhóm từ khóa tụt top. Kiểm tra số lượng internal link từ các trang chứa nhóm từ khóa bị tụt top.
  • Các link bị mất có dễ thấy với các inbound link trên trang hay một nhóm các trang mà bạn thấy rằng từ khóa bị tụt top?
    • Sử dụng Ahrefs hay Majestic để tìm các trang có link tới các trang bị bị tụt top của bạn.
    • Có trang nào bị mất link gần đây không?
    • Các trang này gần đây có cập nhật website của họ không? Việc đó có làm thay đổi URL của họ, cấu trúc điều hướng hay nội dung trên trang không?

Cách khắc phục nếu từ khóa của bạn tụt top do link bị mất

Quan trọng là bạn phải tìm ra việc bạn bị mất link ở đâu và tại sao lại bị mất link đó? Từ đó bạn có thể thử lấy lại hoặc thay thế các link đó bằng các link mới.

  • Bạn có thể lấy lại các liên kết không?
    • Bạn có quan hệ với chủ website cung cấp các link không?
    • Các link có bị mất trong quá trình cập nhật website không? Nhờ mối quan hệ bên ngoài và xem bạn có thể thuyết phục họ thay thế các link cũ không.
    • Các link có bị mất và thay thế bằng các link tới một website khác không? Kiểm tra website đó và bạn làm thế nào để link của bạn hấp dẫn hơn link của họ? Cập nhật nội dung của bạn và nhờ giúp đỡ từ chủ sở hữu website có link tới website của bạn.
  • Bạn có thể thuyết phục hệ thông link của mình bù các link mới để nhanh chóng thay thế các link cũ bị mất không?
    • Báo cáo cho quản lý của bạn biết việc số lượng link bị mất ảnh hưởng thế nào đến thứ hạng và yêu cầu thêm nguồn lực cần thiết để thay thế các link bị mất.
    • Việc này sẽ rất khó nếu bạn là người đầu tiên xây dựng các link hiện đang bị mất. Vì vậy, hãy chắc rằng bạn xây dựng một chiến lược để xây dựng các link dài hạn hơn cho lần sau.

3. Bạn đã thay đổi các trang bị tụt top?

Nếu bạn hay nhóm của bạn gần đây thay đổi các trang bị tụt top, Google có thể không cho rằng các thông tin đó liên quan đến từ khóa chính như cũ.

  • Bạn có thay đổi URL?
    • ĐỪNG THAY ĐỔI URL. URL là các thông tin nhận diện duy nhất (unique identifier) đối với Google. Một URL mới đồng nghĩa với một trang mới, thậm chí khi nội dung không hề thay đổi.
  • Từ khóa chính có bị bỏ khỏi title, H1, hay H2 không?
  • Mật độ từ khóa cho từ khóa chính có ít hơn trước đây không?
  • Google có thể đọc toàn bộ nội dung trên trang không?
    • Xem xét bộ nhớ đệm (cache) của Google bằng cách tìm địa chỉ cache:www.yourdomain.com/your-page để biết Google đọc được những gì.
  • Google có thể truy cập site của bạn không? Hãy kiểm tra Google Search Console để lấy báo cáo về server và crawl.

Cách khắc phục nếu từ khóa của bạn tụt top do bạn thay đổi các nội dung trên trang đó

Bạn có thể sửa lại trang của bạn và lấy lại lượng traffic tự nhiên bị mất.

  • Nếu bạn thay đổi URL, xem xem liệu bạn có thể đổi lại không. Nếu không, hãy chắc rằng URL cũ đang chuyển hướng 301 tới URL mới.
  • Nếu bạn thay đổi nội dung trên trang, hãy sửa lại nội dung như cũ. Chờ đến khi thứ hạng của bạn trở lại như cũ, rồi thử thay đổi nội dung lại. Tuy nhiên, lần này hãy chú ý đến mật độ từ khóa và phần nội dung mà bạn đã thay đổi.
  • Nếu Google không thể đọc toàn bộ nội dung trên trang của bạn. Hãy trao đổi vấn đề này với nhóm phát triển website của bạn. Thông thường các nhóm phát triển website thường đánh giá quá thấp tác dụng của SEO. Tuy nhiên “Googlebot không thể đọc trang” là một vấn đề khá dễ hiểu và gây nhiều ảnh hưởng.

4. Bạn đã thay đổi internal link tới các trang bị tụt top?

Nếu bạn hoặc nhóm của bạn thêm hoặc xóa internal link, điều này có thể thay đổi cách thức mạng lưới link (link equity) trên site của bạn, làm thay đổi giá trị mà Google nhận biết về các trang trên website của bạn.

  • Bạn hay nhóm của bạn gần đây cập nhật điều hướng ở đâu đó? Một số vị trí cần kiểm tra:
    • Điều hướng trên (Top navigation)
    • Điều hướng bên (Sidebar navigation)
    • Điều hướng chân trang (Footer navigation)
    • Sản phẩm liên quan
    • Bài viết liên quan
  • Bạn hay nhóm của bạn gần đây cập nhật các trang chính trên website của bạn để liên kết tới các trang đích? Một số trang cần kiểm tra:
    • Trang chủ (Homepage)
    • Các trang danh mục phía trên
    • Bài đăng trên blog hay bài viết mồi (Linkbait)
  • Bạn hay nhóm của bạn gần đây cập nhật anchor text trên các link trỏ về các trang đích? Liệu rằng các anchor text đó có chứa từ khóa chính không?

Cách khắc phục nếu từ khóa của bạn tụt top do bạn thay đổi internal link

Tìm hiểu xem có bao nhiêu internal link đã bị mất, không còn trỏ đến các trang bị tụt top của bạn. Nếu bạn có quyền truy cập vào các phiên bản cũ trên trang bị tụt top, chạy Screaming Frog trên các phiên bản mới và cũ của trang đó. Và dựa vào kết quả thu được, bạn có thể so sánh số lượng internal link (có tên là inlinks trên SF). Nếu bạn không có quyền truy cập vào phiên bản cũ trên trang tụt top, hãy dành thời gian so sánh các nội dung đã bị thay đổi điều hướng và đánh dấu những chỗ cấu trúc mới có thể đã ảnh hưởng đến các trang bị tụt top.

Bạn khắc phục vấn đề theo cách nào sẽ phụ thuộc vào việc bạn được phép can thiệp vào cấu trúc website đến đâu. Tốt nhất nên khắc phục vấn đề này trên cấu trúc điều hướng của trang. Tuy nhiên, nhiều SEOer trong chúng ta có quyền thấp hơn UX team (UX team là nhóm phát triển trải nghiệm người dùng) khi liên quan đến phần điều hướng chính. Nếu bạn gặp phải trường hợp này, hãy nghĩ đến những cách có hệ thống để thêm link cho những chỗ bạn có thể kiểm soát nội dung. Một số vị trí thường gặp như:

  • Trên phần mô tả sản phẩm
  • Trên các bài viết
  • Ở phần footer (UX cũng thường thừa nhận, có ít người sử dụng footer)

Việc thay đổi internal link có thể không mang lại hiệu quả như các internal link ban đầu. Bạn cần quan tâm đến thứ hạng của mình và bổ sung thêm các internal link với số lượng nhiều hơn số trang bị tụt top đã bị mất đi, để đảm bảo bạn lấy lại được thứ hạng của mình trên Google.

5. Trải nghiệm của người sử dùng giúp Google đánh giá thứ hạng website của bạn

Trải nghiệm của người dùng

Google đang sử dụng machine learning để xác định thứ hạng website. Điều đó có nghĩa họ phần nào đang đo lường giá trị mà các trang của bạn mang lại, dựa trên tỷ lệ nhấp chuột của người dùng từ các SERP và thời gian người dùng ở lại trên website của bạn trước khi trở lại Google. Hãy kiểm tra xem website của bạn có mắc lỗi nào dưới đây khiến Google đánh giá thấp website của bạn:

  • Gần đây bạn có thêm một pop-up nào làm tăng tỷ lệ thoát trang không?
  • Thời gian tải trang có lâu hơn?
    • Kiểm tra thời gian phản hồi của server. Người dùng sẽ thoát trang nếu sau vài giây mà trang của bạn vẫn chưa load xong.
    • Kiểm tra kết quả load toàn bộ trang. Bạn có thêm thứ gì đó khiến trang của bạn load rất lâu và làm cho khách truy cập nhanh chóng thoát trang?
  • Bạn có thay đổi tiêu đề trang của bạn không? Việc thay đổi tiêu đề trang có thể làm giảm CTR (tỷ lệ nhấp chuột) vào website của bạn?

Cách khắc phục nếu từ khóa của bạn tụt top do website bị người dùng đánh giá thấp

  • Nếu vấn đề liên quan đến một pop-up mới, nỗ lực hết sức thuyết phục nhóm quảng cáo của bạn thử dùng một loại pop-up khác. Một vài lựa chọn:
    • Scroll popup (popup kiểu cuộn)
    • Timed popup (popup tính giờ)
    • Exit popup (popup thoát trang)
    • Ghim các banner ổn định ở đầu hoặc cuối trang (bằng một nút CLICK ME thật to!)
  • Nếu tốc độ load trang của bạn quá chậm, bạn cần liên hệ ngay với nhóm phát triển website. Để họ xử lý tình trạng này, trước khi các nhóm từ khóa tiếp theo bị tụt hạng.
  • Nếu bạn mới thay đổi title của trang web, hãy đổi lại như title trước kia. Submit lại với Google và chờ kết quả. Và đừng quên là note lại thay đổi khiến từ khóa của bạn tụt top để rút kinh nghiệm cho lần sau.

6. Thứ hạng website đối thủ của bạn thay đổi

Thứ hạng website của bạn có thể bị thay đổi nhưng nguyên nhân không phải từ phía bạn mà do đối thủ cạnh tranh của bạn mạnh hơn hay yếu đi. Sử dụng công cụ xếp hạng của bạn để xác định đối thủ nào được hay mất nhiều lợi ích nhất từ việc thay đổi vị trí xếp hạng của bạn. Sử dụng một công cụ như Versionista (có trả phí, nhưng cũng đáng sử dụng) hoặc Wayback Machine (miễn phí, nhưng dữ liệu không liền mạch) để tìm các thay đổi trên website của đối thủ cạnh tranh.

  • Đối thủ cạnh tranh nào được hay mất nhiều lợi ích nhất khi vị trí xếp hạng website của bạn thay đổi?
  • Đối thủ cạnh tranh thêm hay mất internal link?
  • Đối thủ cạnh tranh đã có thay đổi trên trang đích của họ?
  • Đối thủ cạnh tranh đã thay đổi cấu trúc internal link của họ?
  • Đối thủ cạnh tranh có tỷ lệ nhấp chuột cao hơn hay thời gian người dùng ở lại trên trang của họ cao hơn?

Cách khắc phục nếu từ khóa của bạn tụt top do đối thủ của bạn

Việc đối thủ của bạn lên thay đổi thứ hạng dẫn đễn website của bạn cũng thay đổi thứ hạng theo giúp bạn có thể học hỏi được những kinh nghiệm rất hay từ phía đối thủ. Hãy nghiên cứu và thử nghiệm một thay đổi mới và bạn sẽ nhận được kết quả từ việc thay đổi này. Hãy làm theo đối thủ cạnh tranh của bạn, nhưng hãy cố gắng làm tốt hơn họ. Nếu không bạn sẽ luôn chỉ đứng phía sau họ.

Tổng kết

Trên đây là 6 lý do khiến website của bạn thay đổi thứ hạng và các cách khắc phục tình trạng thứ hạng website thay đổi với từng lý do. Hy vọng bài viết này có thể hướng dẫn bạn tìm ra một số giải pháp tích cực để cải thiện thứ hạng website của bạn.

 Dịch bởi PersoTrans


Theo: Hocmarketing

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo