Cách viết content quảng cáo Facebook đúng ngay từ đầu

Nếu bạn tìm các nội dung để đáp ứng từ khoá “cách viết content quảng cáo facebook” hoặc “how to write content for facebook ads” trên Google thì đa phần sẽ thấy các bài thuộc những dạng sau:

  • Hướng dẫn khá chung chung qua quýt (vậy mà vẫn giành top)
  • Hướng dẫn chi tiết nhưng viết theo kiểu mỗi mình hiểu, không ai hiểu
  • Hướng dẫn không phù hợp hoặc chỉ hợp một phần với intent (dự định) của người tìm kiếm thông tin, vẫn hay nha, nhưng đôi khi khá lạc đề.

Vậy dự định của bạn khi tìm bằng từ khoá “cách viết content quảng cáo facebook” là gì?

Theo mình đoán chính là phần text, phần nội dung được viết ra để thuyết phục người xem thực hiện hành động bạn mong muốn. Như chúng ta vẫn hay hiểu đó là phần copy của quảng cáo và để viết ra được phần đó, ta sử dụng kỹ thuật copywriting.

Nhưng có phải chỉ có vậy hay không? Hoặc nếu chỉ làm tốt được mỗi vậy thì quảng cáo của bạn liệu có hiệu quả và mang về kết quả như bạn mong muốn. Rõ ràng bên cạnh yếu tố về con chữ, ta cần có một cách tiếp cận đúng hơn, nói thẳng ra là phải đúng ngay từ đầu, toàn diện một chút và có cơ sở lập luận rõ ràng, có ví dụ thực tiễn.

May mắn là trong các bài hướng dẫn mình tìm đọc, có một bài tuy dài nhưng xuất sắc, nội dung bao gồm:

  • Bạn nên tập trung vào đâu khi làm nội dung quảng cáo cho Facebook
  • Điều gì là quan trọng khi viết nội dung quảng cáo Facebook
  • Các bước thực hiện cho phần chữ của nội dung quảng cáo

Và quan trọng là bạn có thể bắt tay vào thực hành những chỉ dẫn này. Bài viết này mình sẽ viết gọn lại các chi tiết được đề cập. Hãy bắt đầu bằng…

Với Facebook, cái nào quan trọng hơn: hình hay chữ?

Viết ra như thế hẳn bạn cũng đoán là Hình đúng không? Chính xác.

Chỉ nói theo kinh nghiệm chủ quan thì mình thấy hình ảnh rất quan trọng, xưa đến giờ mình chỉ dừng trước những quảng cáo có hình ảnh gây chú ý, chứ ít khi kịp nhìn hay dành sự chú ý cho chữ và thực sự thì đối với Facebook, hình ảnh chiếm tới 75-90% trong kết quả chung cuộc.

Vậy nên, trước khi nghĩ tới việc viết nội dung bằng chữ của quảng cáo, bạn nên test nhiều hình khác nhau, và viết phần chữ tương ứng cho số hình này.

Khác với Google Ads, phần chữ không còn giữ vai trò quan trọng trên Facebook Ads nữa, nên đây là thứ tự mà bạn nên tuân theo khi viết quảng cáo Facebook:

  • Xác định mục tiêu kinh doanh
  • Xác định đối tượng mục tiêu
  • Chọn chủ đề
  • Chọn hình ảnh
  • Viết nội dung (bạn thấy không, đây là phần cuối cùng khi viết nội dung cho Facebook ads đấy)

Điểm giống và khác nhau giữa Facebook ads và Print ads

Viết Facebook ads phần nào đó cũng giống như viết Print ads (quảng cáo trên báo hoặc poster), cũng dựa trên hình ảnh để gây sự chú ý cho đối tượng mục tiêu.

Tuy nhiên khác biệt giữa cả 2 nằm ở chỗ: trong Print ads thì copy (phần chữ) và art (phần hình / minh hoạ) thì đi cùng nhau, phối hợp đồng điệu với nhau để mang về hiệu quả chung, có thể coi là 2 bên đóng góp ngang nhau, không ai hơn ai kém, 50-50.

Còn trong Facebook ads thì ngược lại, copy và art không hoạt động giống vậy, thành công khi làm Facebook ads nằm phần nhiều ở hình ảnh, nói cách khác, hình ảnh là quan trọng nhất.

Để viết quảng cáo Facebook, điều đầu tiên cần làm là… đặt thông điệp chủ chốt key message (bằng chữ) vào hình ảnh

Logic như thế này: nếu hình ảnh là nơi được chú ý đầu tiên, vậy sao ta không đưa thông điệp chính của mình ngay vào đó. Đúng không?

Nhưng cũng cần lưu ý:

  • (cái này thì ai từng làm Facebook marketing cũng biết rồi) Facebook không cho đăng hình ảnh mà có tỷ lệ chữ chiếm trên 20%, bởi vì sẽ làm giảm trải nghiệm của người dùng, đơn giản vậy thôi.
  • Vị trí bạn đặt key message của mình lên hình cũng quan trọng, hãy xem hình dưới đây. Cứ hình dung mỗi hình sẽ được Facebook căng lưới như thế này, nếu phần chữ của bạn nằm đè lên đường gạch của lưới, nó sẽ coi hình ảnh của bạn không hợp lệ, dù có thể tỷ lệ chữ / hình của bạn nhỏ hơn 20%. Hãy dùng tool này của Facebook để kiểm tra.

  • Nên dùng một sản phẩm trên một hình thôi, nếu dùng hình nền thì dùng màu trắng, để trống hoặc làm mờ.

Tiếp theo, viết gì cho phần chữ nằm trên ảnh đây?

Tất nhiên là bạn nên viết một thông điệp làm hấp dẫn, quyến rũ người đọc. Và nó đến từ việc bạn phải xác định coi ai sẽ đọc thông điệp đó?

Tạm thời sẽ có 2 đối tượng chính đọc thông điệp của bạn (tương ứng đầu phễu và cuối phễu marketing):

  • Đầu phễu: là những người ta sẽ chuyển họ thành khách hàng tiềm năng (lead), và mục tiêu ở đây là like, tải về, hoặc click. Vậy nội dung nên là giới thiệu sản phẩm hoặc nêu ra giá trị mà sản phẩm mang lại.
  • Cuối phễu: là những người ta sẽ chuyển họ thành khách hàng thực sự, mua hàng hoặc dùng thử sản phẩm, và mục tiêu sẽ là tạo tài khoản mới hoặc mua hàng. Vậy nội dung sẽ làm sao thúc họ sớm mua hàng (tạo cảm giác hiếm, gấp, hoặc được chiết khấu tốt)

Cần lưu ý những điều sau:

  • Phần chữ trên ảnh (text on-image) phải ngắn gọn, súc tích
  • Phần chữ trên ảnh phải tương đồng với phần nội dung bằng chữ của quảng cáo, nói cách khác chỉ là phiên bản ngắn, dài của nhau thôi chứ chẳng khác nhau mấy.
  • Có hiệu quả tốt nhất khi được đặt ngang hoặc dọc hình, background đằng sau chữ thì nên có màu (để tăng tương phản thôi)
  • Ngoài ra, nên đặt Call to Action (CTA) lên trên ảnh luôn, vì cho tiện tay khi người ta muốn click xem.
  • Một thủ thuật hay nếu bạn làm ad mà dùng nhiều slide hình ảnh, là dùng phần chữ trên ảnh để kể một câu chuyện khác nhau cho mỗi hình.

Cách viết phần nội dung cho quảng cáo Facebook

Bây giờ chúng ta đi tới phần đúng theo tinh thần của từ khoá ‘cách viết content quảng cáo facebook’, là phần chữ của quảng cáo (không nằm trên hình nhé).

Phần này nên viết bao gồm:

  • Tiêu đề chính (headline)
  • Nội dung chính (text)
  • CTA
  • News Feed Link Description

Một thành phần quan trọng khác bạn đừng quên là Lời đề nghị (offer). Offer của bạn nên được thể hiện ở góc độ mà khách hàng tiềm năng cần / quan tâm.

Viết Headline

Hãy sử dụng 10 ‘khẩu quyết’ căn bản sau để viết headline:

  1. Viết để có click: headline cũng cần đóng vai trò như CTA (kêu gọi hành động), nên bắt đầu bằng động từ
  2. Liên kết ‘cái gì’ và ‘vì sao’: nói rõ cần làm gì và cho biết lý do. Lợi ích từ việc làm đó là gì?
  3. Tập trung vào một suy nghĩ / lợi ích duy nhất & cụ thể: hoặc tiết kiệm tiền hoặc tiết kiệm thời gian, đừng cả hai
  4. Sử dụng số hoặc ký tự đặc biệt: một ngàn đô hay $1000 thu hút chú ý hơn?
  5. Thể hiện sự đồng cảm: đi vào tim trước khi đi vào đầu
  6. Sử dụng từ ‘Mới”: cái gì mới cũng gây tò mò hơn
  7. Ngắn gọn, súc tích: tối đa 5 từ là tốt nhất
  8. Đặt câu hỏi phù hợp
  9. Đề cập đến offer, bao gồm luôn lợi ích từ việc nhận offer ngay lập tức: ship miễn phí hoặc tải ebook
  10. Đưa ra lời hứa, nhưng phải là nhớ giữ lời ?

Để hiệu quả hơn, headline có thể bắt đầu bằng cách nêu lợi ích. Để tìm được lợi ích, hãy đặt câu hỏi: “Offer của mình giúp cuộc sống khách hàng tốt hơn ra sao?”

Có 2 loại lợi ích là ngắn hạn (lợi ích 5 bước chân) và dài hạn (lợi ích 5 dặm). Ngắn hạn thì nhận ra ngay lập tức, dài hạn thì phải mất thời gian để nhận ra.

Không có cái nào tốt hơn cái nào, phải thử thì mới biết, tuỳ trường hợp cụ thể mà cái nào sẽ hoạt động tốt hơn.

Giờ tới viết phần nội dung chính

Đây là phần khó nhất.

Facebook khuyến khích sử dụng không hơn 90 ký tự cho phần này, bởi nội dung thường bị cắt bớt để hiển thị tốt trên những màn hình nhỏ hơn, cách tốt nhất là khi soạn nội dung thì nên có phần preview để coi trước nó sẽ hiển thị ra sao.

Trên thực tế thì không phải lúc nào cũng nên như vậy, có lúc thì nên ngắn, có khi thì nên dài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tí nữa mình sẽ đề cập.

Một nguyên tắc quan trọng nhất khi viết phần này là phải có một mục tiêu duy nhất khi viết và viết làm sao chỉ dính vào mục tiêu đó, không đi lan man.

Nhiệm vụ chính của phần này là dịch chuyển khách hàng mục tiêu đến CTA, làm được thì coi như phần việc của nó hoàn thành.

Và để làm được điều đó thì nội dung của bạn phải có hook (hoặc angle) để thu hút sự quan tâm của người đọc. Và để thu hút họ thì trước nhất bạn phải biết rõ mình đang viết cho ai và những người này quan tâm tới điều gì nhiều nhất.

Đây là một số cách để tạo hook:

  • Kiếm chuyện: nói ra điều gì đó trái với suy nghĩ thông thường
  • Dẫn một châm ngôn / thành ngữ nhưng thay đổi để tạo bất ngờ
  • “Chuyện gì xảy ra nếu như…”
  • Trích dẫn một nghiên cứu chưa ai biết
  • Nói cái gì đó đã chết / hết thời
  • Làm sống lại 1 cái gì đó
  • Dùng một câu nói nổi tiếng: ‘thật không thể tin được’ ?
  • Thay đổi một câu nói nói tiếng
  • Một lời thú nhận (confess): I am gay ?

Thực tế, nếu bạn đã có thương hiệu (cá nhân, doanh nghiệp, nhãn hàng) và có một cộng đồng nhiều người yêu thích thì tên của bạn cũng đã là hook rồi, không cần tìm chi nhiều.

Rồi, giờ ta trở lại với chi tiết nên ngắn hay nên dài, cái nào tốt hơn. Bạn có thể ứng dụng lời khuyên sau:

  • Nếu mình muốn đưa khách hàng tiềm năng qua landing page, thì nên viết ngắn, và tập trung mọi nỗ lực để landing page làm tốt phần việc của mình.
  • Còn nếu muốn làm họ chuyển đổi ngay khi xem và tương tác với quảng cáo, thì dài sẽ tốt hơn. Có thể kể một câu chuyện (story telling) để thu hút, đây là cách được chứng minh là mang lại hiệu quả cao.

Viết News Feed Link Description (NFLD)

Thông thường đây là phần sẽ hiện ra nếu quảng cáo của bạn hiện ngay trên newsfeed của Facebook, còn nếu quảng cáo hiện ở cột bên phải, hẳn nhiên bạn không cần quan tâm vì Facebook chẳng cho hiện phần này đâu.

Điểm đặc biệt ở đây là trên quảng cáo Facebook, NFLD lại chính là phần nằm gần nhất với headline chứ không phải phần text chính. Tuy nhiên nó cũng không cần phải viết giống hay khớp với headline, mà chỉ cần hài hoà với headline là được.

Về cách viết thì tương tự như viết phần text, viết NFLD cũng cần có hook. Bạn có thể viết phần này hoặc lặp lại phần text chính (nhưng viết theo cách khác), hoặc mở rộng cho phần text chính (thêm thông tin).

Kết

Như vậy, tới đây hẳn bạn cũng hiểu rõ những nguyên tắc cần thiết và có thể vận dụng khi viết content quảng cáo Facebook được rồi đúng không. Ở đây bài viết sẽ cung cấp cho bạn một checklist để bạn có thể thực hành những gì đã đọc dễ hơn.

Phần chữ trên hình

  • Nội dung giống headline của quảng cáo, nhưng viết ngắn gọn, hấp dẫn
  • Đặt chữ theo chiều dọc hoặc ngang, có nền màu tương phản
  • Có nút CTA bắt mắt
  • Không để chữ vượt quá 20% hình
  • Chỉ nói về 1 thứ duy nhất
  • Dùng tool kiểm tra hình ảnh
  • Lặp lại nội dung này một lần nữa trên phần text chính

Viết headline

  • Coi headline như một CTA
  • Viết ngắn, chừng 5 từ
  • Thêm lợi ích vào headline
  • Thử nghiệm lợi ích ngắn hạn và dài hạn
  • Đơn giản, tập trung vào một thứ
  • Sử dụng ký tự đặc biệt thu hút chú ý
  • Đồng cảm
  • “Mới”
  • Đặt câu hỏi
  • Đưa ra lời đề nghị
  • Đưa ra lời hứa kèm lý do cho nó

Viết text chính

  • Viết mô tả sao cho hoà hợp với headline
  • Lặp lại, làm rõ, hoặc mở rộng về offer được đề cập

Để tối ưu cho nội dung quảng cáo Facebook

  • Thêm chữ vào video, cái này tự động phát nếu bị tắt tiếng
  • Dùng thường xuyên các từ: bạn, miễn phí, bởi vì, ngay lập tức
  • Tạo sự cấp bách để thúc họ click (cái này khó chứ không dễ đâu)
  • Chọn CTA là Tìm hiểu thêm, Đăng ký, hoặc Mua hàng
  • Dùng câu ngắn, mảnh, tạo cảm giác như tút của bạn bè mình
  • Đưa đến landing page phù với mới quảng cáo
  • Thay đổi cỡ chữ để dễ đọc (phần chữ trên hình)
  • Nếu người ta thích thương hiệu của mình, thì đưa nó lên hình luôn
  • Ảnh với tiêu đề hiện ra sao trên quảng cáo thì cho hiện như vậy trên landing page
  • Lấy nội dung landing page, làm thành 5-6 slide khác nhau, lên Facebook chuyển sang dạng video (video thì được ưu tiên hiện trên newsfeed)

Nguồn : onlinemarketing


Theo: Hocmarketing

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo